Ngành than... than lương không đủ sống
(Dân trí) - Hiệp hội năng lượng khẳng định, trong điều kiện làm việc hà khắc, với mức lương bình quân 7 triệu/tháng, người thợ lò phải nuôi theo 3 -4 người, cả gia đình họ không đủ sống chứ chưa nói là đãi ngộ, thu hút.
Hiệp hội Năng lượng Việt Nam (VEA) mới đây vừa có đề xuất tháo gỡ khó khăn trình lên Tổng Bí Thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ.
Tại bản đề xuất này, VEA cho biết, qua khảo sát đối với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), cho thấy, hiện Tập đoàn đang có khoảng 140.000 lao động, trong đó tại khu vực Quảng Ninh có khoảng 110.000 lao động. Do vậy, nếu tình hình khai thác, sản xuất kinh doanh than theo chiều hướng giảm sút thì số lao động bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ bao gồm khoảng 110.000 người - khả năng bị giảm việc làm, giảm thu nhập cùng với 460.000 người - thuộc gia đình những lao động này.
Theo VEA, điều kiện lao động của công nhân ngành Than đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với công nhân khai thác hầm lò hết sức khắc nghiệt, thường xuyên tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro đến tính mạng. Những năm tới đây việc khai thác than hầm lò ngày càng xuống sâu hơn đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ cao cũng như phải chịu đựng môi trường khắc nghiệt.
Hàng năm việc đào lò để phục vụ cho việc khai thác than có tổng chiều dài lên tới 320km, tỷ lệ khai thác than lộ thiên nay chỉ còn 40-45%, khai thác than hầm lò trên 50% và sẽ còn tăng thêm. Trong đó có một số mỏ than như Mạo Khê, Dương Huy chưa nhiều loại khi rất nguy hiểm và độc hại. Mặc dù ngành Than đã có nhiều biện pháp để khắc phục hạn chế các loại khí nguy hiểm, chất độc hại trong khai thác hầm lò, nhưng không thể đảm bảo triệt để.
Nhiều lần Vinacomin đã có văn bản gửi Nhà nước đề nghị hỗ trợ công nhân làm than một số chế độ như: phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên. Đồng thời đề xuất tuổi về hưu theo đúng chế độ của công nhân là 25 năm đóng bảo hiểm chứ không phải là 30 năm theo quy định và tuổi đời là 50 năm. Tuy nhiên, các đề nghị này đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Lương bình quân công nhân Vinacomin đã liên tục sụt giảm từ 7,7 triệu đồng hồi cuối năm ngoái, xuống 7,2 triệu đồng hồi giữa năm nay và còn 7 triệu tới thời điểm hiện tại.
Trong văn bản của VEA có ghi: "Người công nhân lao động ngành Than làm việc trong điều kiện khó khăn cực nhọc như vậy nhưng hiện nay lương bình quân chỉ được khoảng 7 triệu đồng/tháng. Người thợ lò phải nuôi theo 3 -4 người của gia đình họ với đồng lương đó cả gia đình họ không đủ sống chứ chưa nói là đãi ngộ, thu hút".
Trước đó, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn cũng đã nói thẳng rằng, do tình hình khó khăn, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã yêu cầu Vinacomin năm nay dù tăng lợi nhuận hay đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định thì lương 2012 cũng không cao hơn 2011.
Tập đoàn chỉ có thể giữ được mức chi tả tương ứng năm ngoái cho thợ lò, còn tất cả các công đoàn thuộc Vinacomin đều sẽ phải giảm tiền lương so năm 2011 trên 10% và còn có thể phải giảm tiếp.
Theo rà soát của VEA, riêng trong năm 2012 đã có 1.500 công nhân thợ lò bỏ việc. Trước đây việc tuyển công nhân thợ lò là ở các tỉnh khu vực miền Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khu vực này đã không thể hút được lao động mà phải mở rộng phạm vi vào vùng sâu, vùng xa ở miền Trung. VEA cảnh báo, với tình trạng thu nhập thấp có nhiều công nhân vào làm được một thời gian ngắn rồi bỏ đi nơi khác, gây ra tình trạng luôn luôn thiếu công nhân hầm lò và tổn thất lớn về chi phí đào tạo, tuyển dụng và đáng báo động.
Cũng theo VEA, việc giải quyết được công ăn việc làm, nhà ở, trường học, bệnh xá cho vợ con của công nhân khai thác than nói chung, nhất là khai thác hầm lò là một vấn đề lớn. Mặc dù VEA đã có nhiều cố gắng như tạo quỹ đất, hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng nhà cửa, trường học, trạm xá nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.
Với tình hình sản xuất kinh doanh than đang có chiều hướng ngày càng khó khăn, phức tạp, lượng than tồn kho cao, xuất khẩu ngày càng khó khăn, phí và lệ phí ngày càng đè nén, VEA cho rằng, thực trạng này sẽ gây nguy cơ thua lỗ, một số chủ trương không được thực hiện, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn, lợi nhuận không đủ để phục vụ cho công tác đầu tư phát triển.
Hiệp hội này đang đề nghị Chính phủ xem xét có cơ chế chính sách điều chỉnh giảm kịp thời một số loại thuế, phí để tạo điều kiện cho ngành Than sản xuất kinh doanh không bị lỗ, tiến tới có lãi để có khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển.
Ngoài ra, trước mắt để thực hiện quyết định Chính phủ giao cho ngành Than từ nay tới năm 2015 phải đầu tư xây dựng 28 mỏ mới công suất mỗi mỏ từ 2 triệu đến 2,5 triệu tấn/năm đồng thời cải tạo và mở rộng 61 mỏ cũ thì ngành Than phải có hàng chục tỷ USD. Tuy vậy, ngành đang không đủ vốn, kể cả vốn đối ứng để đi vay. Do vậy Hiệp hội này đã đề nghị Đảng, Chính phủ, Nhà nước xem xét có cơ chế chính sách và các giải pháp thích hợp, tạo vốn cho ngành Than đầu tư phát triển.
Tại bản đề xuất này, VEA cho biết, qua khảo sát đối với Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), cho thấy, hiện Tập đoàn đang có khoảng 140.000 lao động, trong đó tại khu vực Quảng Ninh có khoảng 110.000 lao động. Do vậy, nếu tình hình khai thác, sản xuất kinh doanh than theo chiều hướng giảm sút thì số lao động bị ảnh hưởng lớn nhất sẽ bao gồm khoảng 110.000 người - khả năng bị giảm việc làm, giảm thu nhập cùng với 460.000 người - thuộc gia đình những lao động này.
Theo VEA, điều kiện lao động của công nhân ngành Than đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với công nhân khai thác hầm lò hết sức khắc nghiệt, thường xuyên tiềm ẩn các nguy cơ, rủi ro đến tính mạng. Những năm tới đây việc khai thác than hầm lò ngày càng xuống sâu hơn đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ cao cũng như phải chịu đựng môi trường khắc nghiệt.
Hàng năm việc đào lò để phục vụ cho việc khai thác than có tổng chiều dài lên tới 320km, tỷ lệ khai thác than lộ thiên nay chỉ còn 40-45%, khai thác than hầm lò trên 50% và sẽ còn tăng thêm. Trong đó có một số mỏ than như Mạo Khê, Dương Huy chưa nhiều loại khi rất nguy hiểm và độc hại. Mặc dù ngành Than đã có nhiều biện pháp để khắc phục hạn chế các loại khí nguy hiểm, chất độc hại trong khai thác hầm lò, nhưng không thể đảm bảo triệt để.
Nhiều lần Vinacomin đã có văn bản gửi Nhà nước đề nghị hỗ trợ công nhân làm than một số chế độ như: phụ cấp độc hại, phụ cấp thâm niên. Đồng thời đề xuất tuổi về hưu theo đúng chế độ của công nhân là 25 năm đóng bảo hiểm chứ không phải là 30 năm theo quy định và tuổi đời là 50 năm. Tuy nhiên, các đề nghị này đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Trong văn bản của VEA có ghi: "Người công nhân lao động ngành Than làm việc trong điều kiện khó khăn cực nhọc như vậy nhưng hiện nay lương bình quân chỉ được khoảng 7 triệu đồng/tháng. Người thợ lò phải nuôi theo 3 -4 người của gia đình họ với đồng lương đó cả gia đình họ không đủ sống chứ chưa nói là đãi ngộ, thu hút".
Trước đó, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng giám đốc phụ trách tài chính của Tập đoàn cũng đã nói thẳng rằng, do tình hình khó khăn, Ban lãnh đạo Tập đoàn đã yêu cầu Vinacomin năm nay dù tăng lợi nhuận hay đảm bảo các chỉ tiêu theo quy định thì lương 2012 cũng không cao hơn 2011.
Tập đoàn chỉ có thể giữ được mức chi tả tương ứng năm ngoái cho thợ lò, còn tất cả các công đoàn thuộc Vinacomin đều sẽ phải giảm tiền lương so năm 2011 trên 10% và còn có thể phải giảm tiếp.
Theo rà soát của VEA, riêng trong năm 2012 đã có 1.500 công nhân thợ lò bỏ việc. Trước đây việc tuyển công nhân thợ lò là ở các tỉnh khu vực miền Bắc như Thái Bình, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương. Tuy nhiên, đến thời điểm này, khu vực này đã không thể hút được lao động mà phải mở rộng phạm vi vào vùng sâu, vùng xa ở miền Trung. VEA cảnh báo, với tình trạng thu nhập thấp có nhiều công nhân vào làm được một thời gian ngắn rồi bỏ đi nơi khác, gây ra tình trạng luôn luôn thiếu công nhân hầm lò và tổn thất lớn về chi phí đào tạo, tuyển dụng và đáng báo động.
Cũng theo VEA, việc giải quyết được công ăn việc làm, nhà ở, trường học, bệnh xá cho vợ con của công nhân khai thác than nói chung, nhất là khai thác hầm lò là một vấn đề lớn. Mặc dù VEA đã có nhiều cố gắng như tạo quỹ đất, hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng nhà cửa, trường học, trạm xá nhưng cũng chỉ đáp ứng được một phần nhỏ.
Với tình hình sản xuất kinh doanh than đang có chiều hướng ngày càng khó khăn, phức tạp, lượng than tồn kho cao, xuất khẩu ngày càng khó khăn, phí và lệ phí ngày càng đè nén, VEA cho rằng, thực trạng này sẽ gây nguy cơ thua lỗ, một số chủ trương không được thực hiện, đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng khó khăn, lợi nhuận không đủ để phục vụ cho công tác đầu tư phát triển.
Hiệp hội này đang đề nghị Chính phủ xem xét có cơ chế chính sách điều chỉnh giảm kịp thời một số loại thuế, phí để tạo điều kiện cho ngành Than sản xuất kinh doanh không bị lỗ, tiến tới có lãi để có khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển.
Ngoài ra, trước mắt để thực hiện quyết định Chính phủ giao cho ngành Than từ nay tới năm 2015 phải đầu tư xây dựng 28 mỏ mới công suất mỗi mỏ từ 2 triệu đến 2,5 triệu tấn/năm đồng thời cải tạo và mở rộng 61 mỏ cũ thì ngành Than phải có hàng chục tỷ USD. Tuy vậy, ngành đang không đủ vốn, kể cả vốn đối ứng để đi vay. Do vậy Hiệp hội này đã đề nghị Đảng, Chính phủ, Nhà nước xem xét có cơ chế chính sách và các giải pháp thích hợp, tạo vốn cho ngành Than đầu tư phát triển.
Bích Diệp