1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ngàn siêu thị nội lo đối đầu mấy đại gia ngoại?

Năm 2014, cuộc cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường bán lẻ tiếp tục diễn biến mạnh mẽ. Các DN ngoại tìm tiếp tục khẳng định vị thế, còn đơn vị trong nước cũng đang ra lấy lại thị phần của mình.

Điểm nóng: Thương vụ M&A

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 

* “Tuần đen tối” của 20 người giàu nhất nước Nga

* Giá dầu "dìm" chứng khoán: Rủi ro hay cơ hội?

* Tài sản xã hội đang đổ vào kênh đầu tư nào?

* Có nên tăng giá điện lúc này?

* Thủ tướng chỉ đạo sáp nhập 3 nhà xuất bản, giải thể 1 công ty văn hóa

* Năm 2015, vàng sẽ giảm xuống 1.000 USD/ounce?

Thương vụ mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam với giá 655 triệu euro của tập đoàn Berli Jucker (BJC) Thái Lan đã khiến dư luận trong nước sốc với thương vụ M&A lớn nhất lịch sử một phần là do BJC đã luôn kín tiếng, dù công ty này đang mở rộng hoạt động rất nhanh tại Việt Nam trong vài năm gần đây.

Theo thỏa thuận được ký kết ngày 7/8/2014, BJC sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty Metro Cash & Carry Việt Nam bao gồm 19 trung tâm phân phối và danh mục bất động sản có liên quan trị giá 655 triệu euro. 

Thương vụ mua án đình đám trong năm 2014 của khối ngoại

Thương vụ mua án đình đám trong năm 2014 của khối ngoại

Việc mua lại Metro Việt Nam sẽ đưa Tập đoàn BJC lên một vị trí mới trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh khu vực Đông Nam Á đồng thời bổ sung vào mạng lưới phân phối hiện có của BJC tại Việt Nam.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia kinh tế, sự đổ bộ của BJC vào Việt Nam đang đặt ra một thách thức lớn về mặt chính sách vĩ mô cũng như khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ nội khi mà thời điểm Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) được hình thành vào cuối năm 2015.

Hiện thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những tên tuổi lớn từ nước ngoài như Big C (Pháp), Auchan (Pháp), Lotte Mart (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Parkson (Malaysia) và sắp tới là Wal Mart và Carrefour. Chỉ với 7% số siêu thị, nhưng hiệu quả kinh doanh các hãng bán lẻ ngoại lại lấn át so với các hãng bán lẻ Việt.

Một thương vụ khác cũng khá đình đám là việc Vingroup mua lại hệ thống siêu thị Ocean Mart của Ocean Group. Không công bố về giá trị của vụ M&A này nhưng đây cũng là một trong những sự kiện đáng chú ý của ngành bán lẻ.

Thương vụ mua án đình đám trong năm 2014 của khối ngoại

Oceanmart vĩnh viễn biến mất thay thế vào đó là một tên tuổi mới Vinmart của đại gia Phạm Nhật Vượng

Từ ngày 20/11 trở đi, Ocean Mart đã chính thức biến mất vĩnh viễn trên thị trường, thay vào đó là hệ thống Vinmart với màu đỏ chủ đạo.Vingroup cũng công bố Chiến lược phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của tập đoàn với thương hiệu VinMart. Theo đó, hệ thống VinMart sẽ là các siêu thị có diện tích từ 3.000m2 đến 15.000m2 và chuỗi Vinmart+ là các cửa hàng tiện ích có diện tích từ 150 đến 300m2.

Dự kiến đến năm 2017, Vinmart sẽ có khoảng 100 siêu thị và 1.000 cửa hàng tiện ích trên cả nước từ đầu tư xây dựng mới hoặc mua lại thông qua các giao dịch M&A. Tập đoàn này cũng góp vốn thành lập công ty chuyên kinh doanh thương mại điện tử VinE-Com và VinFashion hoạt động trong lĩnh vực thời trang.

Ế ẩm và đầu tư 1.000 siêu thị

Thực tế cho thấy nhiều trung tâm thương mại trên cả nước đang rơi vào tình cảnh ế ẩm. Năm 2014, tình hình được đánh giá là có ấm lên nhưng vẫn không thoát khỏi đà suy giảm kéo dài. Cao điểm khuyến mãi giáng sinh và dịp cuối năm, mặc dù các TTTM giảm giá, khuyến mãi với mức giảm sâu nhưng vẫn không thu hút được khách.

Tình trạng tương tự cũng xảy ra với các TTTM như Tràng Tiền, The Garden… khi hầu hết gian hàng đông khách chỉ là gian hàng bán đồ ăn nhanh. Tràng Tiền Plaza, một trung tâm mua sắm được cho là đẳng cấp nhất của Hà Nội đã phải tạm đóng cửa để nâng cấp, cải tạo và thay đổi lại cơ cấu gian hàng. 

Trong khi đó, việc chuyển đổi mô hình các chợ truyền thống thành chợ và TTTM đã gặp phải nhiều phản đối của tiểu thương lẫn các chuyên gia. Tiêu biểu như các vụ việc tại chợ Thành Công (Hà Nội) hay Tân Bình (TP HCM),… Các tiểu thương đều cho biết họ không nhìn thấy lợi ích từ việc phá bỏ chợ cũ để xây chợ mới và trung tâm thương mại, bởi nhiều trung tâm khác đang trong tình trạng ế ẩm. 

Trước đó, sự thất bại của mô hình này tại các chợ Hàng Da và Cửa Nam đã khiến không ít tiểu thương không còn mặn mà với việc kinh doanh ở những trung tâm mua bán hiện đại.

Nguồn cung bán lẻ tiếp tục tăng khi tòa nhà Lotte Center đi vào hoạt động. Kế hoạch của Lotte là khai trương tại thị trường Việt Nam 60 trung tâm thương mại đến năm 2020, nếu tính chi phí đầu tư mỗi trung tâm thương mại từ 30-40 triệu USD thì số vốn mà Lotte đổ vào thị trường bán lẻ có thể lên tới hàng tỷ USD và chiếm vị trí hàng đầu tại Việt Nam.
 
Giữa năm 2014, thị trường bán lẻ lại xôn xao khi thông tin Hà Nội có kế hoạch xây dựng 1000 siêu thị từ nay đến năm 2020 tầm nhìn 2030. Kế hoạch đầu tư 1000 siêu thị để phát triển hệ thống bán lẻ của Hà Nội bị đặt câu hỏi được đặt ra nhiều nhất là tại sao phải xây nhiều siêu thị thế? Tiền và đất ở đâu để đáp ứng xây dựng số siêu thị gấp gần 6 lần hiện tại.
 
Tuy nhiên, theo đại diện của Sở Công thương, chính sự phát triển nhanh về kinh tế và đô thị, mức sống của người dân được nâng lên, vì thế nhu cầu mua sắm trở thành thói quen của bộ phận người dân thủ đô. Dự kiến đến năm 2020 quy mô dân số khoảng 9,4 triệu người, thu nhập bình quân khoảng 7.500 USD/người, tổng mức bán lẻ khoảng 45,6 tỷ USD… Trên cơ sở đó, theo Phó giám đốc Sở Công thương, đến năm 2020, định hướng đến 2030 trên địa bàn thủ đô sẽ có khoảng 999 siêu thị, 64 TTTM.

Đánh giá về bán lẻ trong nước, theo các chuyên gia vẫn còn nhiều tiềm năng và đặc biệt cơ hội cho các doanh nghiệp nội. Tuy nhiên, trước một làn sóng hội nhập sắp tới đây, nếu không chủ động và có kế hoạch bài bản, doanh nghiệp nội có thể không còn đủ sức cạnh tranh, còn người tiêu dùng họ sẽ lựa chọn những nơi mua sắm tin cậy và mang lại nhiều ưu đãi cho họ.

Theo Duy Anh
VEF

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm