1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Ngân hàng nhỏ không hẳn đã an toàn

(Dân trí) - Không nên chia tách các định chế tài chính lớn, ngân hàng nhỏ vì điều này không những không giảm thiểu rủi ro mà còn khiến hệ thống tài chính không ổn định. Người viết là CEO của Deutsche Bank và Chủ tịch của Viện Tài chính Quốc tế.

Hai năm ròng khủng hoảng, hậu quả dài hạn đối với hệ thống tài chính toàn cầu ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Ngành tài chính cũng như các chính trị gia cần đảm bảo rằng những tổ chức kém cỏi, công cụ vô tác dụng và thông lệ sai trái sẽ không bị tái lập.

Cân nhắc kỹ tác động tổng hợp của nhiều lời đề xuất cải tổ cũng quan trọng không kém. Việc áp dụng nhiều thay đổi sẽ đòi hỏi vốn cao hơn và nên tính toán thận trọng giữa sự ổn định và khả năng huy động vốn cho tăng trưởng toàn cầu của hệ thống tài chính.

Duy trì một cách tiếp cận hài hòa ở tầm quốc tế cũng là vấn đề sống còn. Môi trường pháp lý thay đổi, dù vô tình hay hữu ý đều có nguy cơ làm biến dạng thị trường. Có thể hiểu được chính phủ cũng như các cơ quan điều tiết quốc gia do bị chỉ trích gay gắt sau vụ sụp đổ của ngành ngân hàng nên đang cố hạn chế tối đa rủi ro chính trị đối với mình.

Nhưng những đề xuất kiểu như tách các định chế tài chính lớn có quy mô  quốc tế thành các công ty cấp quốc gia và được tổ chức như các đơn vị độc lập không phải là thứ thế giới cần.

Thực tế, một cơ cấu như  thế tăng cường chứ không hề giảm thiểu rủi ro đối với hệ thống tài chính, vì nó có thể tạo ra những cái bẫy thanh khoản và vốn. Ngân hàng không thể quản lý rủi ro, vốn và thanh khoản nếu không dựa trên một nền tảng chung.

Trong điều kiện bình thường, phân bổ vốn trong nền kinh tế sẽ thiếu hiệu quả, còn khi thị trường căng thẳng, sẽ rất khó để phản ứng kịp thời và chính xác. Triển vọng tăng trưởng của các quốc gia nhỏ có nền tảng tiền gửi thấp cũng bị đe dọa. Do đó, không nên tìm kiếm sự an toàn ở cơ cấu theo đơn vị quốc gia, mà nên tổ chức ra một chu trình quản trị khủng hoảng xuyên biên giới hiệu quả.

Cả Lehman Brothers lẫn Hypo Real Estate đều không lớn nhưng chính sự liên kết với phần còn lại của hệ thống tài chính mới khiến sự sụp đổ của hai công ty này trở thành một vấn đề lớn. Vì thế cái cần tìm kiếm không phải là hạn chế kích thước ngân hàng mà  là một cơ chế để giảm sự liên kết giữa chúng.

Công bằng mà nói, cách tiếp cận này thay vì một mức đòn cân nợ trần, mới là giải pháp tốt nhất mà Ngân hàng quốc gia Thụy Sỹ (SNB) gợi ý: các ngân hàng lớn nên dự trữ một số vốn và thanh khoản an toàn tương ứng với rủi ro mà nó tạo ra cho toàn hệ thống và quan trọng nhất là cơ cấu tổ chức cũng như thị trường của các ngân hàng lớn cần được thay đổi để có thể ngừng hoạt động một cách từ từ mà không gây ra khủng hoảng.

Thế giới cũng yên tâm phần nào khi chứng kiến những nỗ lực chưa từng có của cả chính quyền lẫn ngành tài chính để đối phó với cuộc khủng hoảng và thảo ra các biện pháp chung giúp hệ thống tài chính vững mạnh hơn.

Các bằng chứng từ trước cuộc khủng hoảng này cho thấy, quá trình hội nhập giúp thế giới tận dụng các nguồn lực tài chính chống đói nghèo cũng như thúc đẩy tăng trưởng, luân chuyển nhanh tài sản tài chính và phân tán rủi ro.

Cũng cần tái khẳng định rằng ngân hàng lớn có ích cho từng công ty cũng như toàn nền kinh tế. Họ tài trợ, bảo hiểm rủi ro cho các công ty họat động trên toàn cầu. Họ có khả năng tài trợ, sắp xếp và giải quyết các thỏa thuận lớn và phức tạp.

Hơn nữa, ngân hàng lớn có thể chịu đựng được chi phí đầu tư ngày càng đắt đỏ cho công nghệ thông tin, quản trị  rủi ro và cơ sở hạ tầng thị trường, những thứ đều giúp thị trường thêm ổn định.

Minh Tuấn (theo FT)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm