Ngân hàng lãi đến mức nào?
(Dân trí) - Có phép tính cho rằng, với tổng dư nợ tín dụng hiện ở mức 2,7 triệu tỷ đồng, tính lãi suất 15%/năm thì nền kinh tế phải trả lãi cho ngân hàng gần 20 tỷ USD, tương đương 1/6 GDP. Các ngân hàng có thực lãi "khủng" như thế?
Ngân hàng có thực "lãi khủng"?
Ngân hàng có "ăn cả" 1/6 GDP?
Phép tính đại số thuần túy này, có vẻ chưa phản ánh đủ và đúng bức tranh lãi suất ngân hàng và tuyệt đối hóa sự "giàu có" mà các nhà băng có được từ hoạt động tín dụng.
Thực tế, nhìn vào các con số mà NHNN công bố, thì lãi suất cho vay VND ở mức 15%/năm chỉ là mức cận trên trong biên độ lãi suất có cận dưới chỉ 9%/năm.
Ngoài ra, dư nợ tín dụng toàn hệ thống có tới 17% là bằng ngoại tệ, với phổ biên độ lãi suất cho vay chủ yếu từ 5%/năm đến 7%/năm.
Như vậy, con số gây sốc 20 tỷ USD mà nền kinh tế phải è cổ trả cho hệ thống ngân hàng có lẽ không có giá trị hiện thực, dù chưa nhắc tới các cọc nợ xấu chiếm 6% tổng dư nợ tín dụng đến nay còn treo lơ lửng trên đầu các nhà băng, mà nếu không khéo thì nhiều khoản mất cả vốn lẫn lãi.
Đương nhiên, với vai trò là trung gian tài chính, tức huy động chỗ này cho vay chỗ khác, thì về nguyên tắc một ngân hàng hoạt động tốt sẽ phải có lãi nhờ chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay.
Nhưng cũng vì vai trò đó, khi nói tới lãi "khủng" mà các ngân hàng có được từ tín dụng, không thể bỏ qua phần lãi mà họ phải bỏ ra để trả cho người gửi tiền.
Nói đơn giản hơn, là nếu bỏ qua các khoản dự trữ bắt buộc, trích lập dự phòng rủi ro, chi phí hoạt động... thì một ngân hàng khi cầm được 10 đồng lãi từ cho vay, cũng phải trả 7 đồng cho người gửi tiền chứ không thể ăn cả vì đồng tiền cho vay họ không tự in ra được.
Nền kinh tế thở bằng lá phổi ngân hàng
Theo thông lệ quốc tế, ngân hàng có chức năng huy động vốn và cung ứng vốn ngắn hạn, còn thị trường vốn thông qua thị trường chứng khoán cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Có thể mô phỏng nó như một doanh nghiệp cần có huy động vốn từ nhà đầu tư để xây nhà xướng, sắm dây chuyền, tuyển nhân công, và chỉ vay nhà băng để mua nguyên, nhiên liệu chạy máy và trả lại nhà băng từ tiền bán sản phẩm làm ra.
Tuy nhiên, thông lệ này có vẻ chưa đúng với thực tế làm ăn ở Việt Nam, khi việc huy động vốn từ thị trường vốn còn quá hạn chế. Báo cáo thường niên năm 2011 của Ủy ban Chứng khoán cho thấy nguồn vốn huy động từ IPO và phát hành thêm cổ phiếu của các doanh nghiệp rất thấp, cao nhất là vào năm 2007 đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, sau đó dao động quanh mức 17.000 tỷ đồng đến 37.000 tỷ đồng/năm.
Theo một nghiên cứu trước đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 74,47% doanh nghiệp được điều tra nói rằng, ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ.
Cũng có không ít lời ca thán từ giới doanh nghiệp rằng "vay cũng chết, không vay cũng chết", với lý giải vay thì không đủ trả lãi, còn không vay thì không lấy đâu ra tiền để sản xuất, kinh doanh.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khi bình luận về điều này đã khẳng định rằng các ngân hàng đi huy động tiền đã phải trả lãi, thì không có lẽ không cho vay, nhưng vấn đề chính là phải đau đầu "chọn mặt gửi vàng" - tức tìm khách hàng tốt để yên tâm là khoản cho vay của mình không "nhảy" lên nhóm ba, bốn hay tệ hơn là năm. Đó là câu trả lời cho chuyện "không cho vay".
Còn với câu chuyện "cho vay", thì biểu đồ lãi suất cũng cho thấy những biến chuyển tích cực: cuối năm 2011, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 17-19%/năm, thậm chí cao hơn, thì nay mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ 5 - 9%/năm và trở về mức lãi suất của những năm 2007 và 2008.
Trong đó, theo số liệu của NHNN, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến 9%-12%/năm, lĩnh vực kinh doanh khác và tiêu dùng phổ biến 11%-15%/năm, trong đó lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ từ 9-11%/năm.
Thực tế, khi nền kinh tế khó khăn thì ngân hàng không thể đứng ngoài cơn bão. Với việc lãi suất liên tục hạ, tái cấu trúc các khoản cho vay cũ, nợ xấu tăng mạnh phải trích lập dự phòng rủi ro thì lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2012 không còn được coi là "khủng".
Ngành ngân hàng đang là nơi "trút giận" và "đổ lỗi" của nền kinh tế, nhưng nhìn dưới góc độ ngược lại thì trong "cơn khát tiền mặt bằng mọi giá" của giới doanh nghiệp hiện nay, ngân hàng nếu không thận trọng cũng dễ rơi vào cám cảnh mà doanh nghiệp kêu ca: "cho vay cũng chết, không cho vay cũng... chết"!
Phép tính đại số thuần túy này, có vẻ chưa phản ánh đủ và đúng bức tranh lãi suất ngân hàng và tuyệt đối hóa sự "giàu có" mà các nhà băng có được từ hoạt động tín dụng.
Thực tế, nhìn vào các con số mà NHNN công bố, thì lãi suất cho vay VND ở mức 15%/năm chỉ là mức cận trên trong biên độ lãi suất có cận dưới chỉ 9%/năm.
Ngoài ra, dư nợ tín dụng toàn hệ thống có tới 17% là bằng ngoại tệ, với phổ biên độ lãi suất cho vay chủ yếu từ 5%/năm đến 7%/năm.
Như vậy, con số gây sốc 20 tỷ USD mà nền kinh tế phải è cổ trả cho hệ thống ngân hàng có lẽ không có giá trị hiện thực, dù chưa nhắc tới các cọc nợ xấu chiếm 6% tổng dư nợ tín dụng đến nay còn treo lơ lửng trên đầu các nhà băng, mà nếu không khéo thì nhiều khoản mất cả vốn lẫn lãi.
Đương nhiên, với vai trò là trung gian tài chính, tức huy động chỗ này cho vay chỗ khác, thì về nguyên tắc một ngân hàng hoạt động tốt sẽ phải có lãi nhờ chênh lệch lãi suất giữa huy động và cho vay.
Nhưng cũng vì vai trò đó, khi nói tới lãi "khủng" mà các ngân hàng có được từ tín dụng, không thể bỏ qua phần lãi mà họ phải bỏ ra để trả cho người gửi tiền.
Nói đơn giản hơn, là nếu bỏ qua các khoản dự trữ bắt buộc, trích lập dự phòng rủi ro, chi phí hoạt động... thì một ngân hàng khi cầm được 10 đồng lãi từ cho vay, cũng phải trả 7 đồng cho người gửi tiền chứ không thể ăn cả vì đồng tiền cho vay họ không tự in ra được.
Nền kinh tế thở bằng lá phổi ngân hàng
Theo thông lệ quốc tế, ngân hàng có chức năng huy động vốn và cung ứng vốn ngắn hạn, còn thị trường vốn thông qua thị trường chứng khoán cung ứng nguồn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Có thể mô phỏng nó như một doanh nghiệp cần có huy động vốn từ nhà đầu tư để xây nhà xướng, sắm dây chuyền, tuyển nhân công, và chỉ vay nhà băng để mua nguyên, nhiên liệu chạy máy và trả lại nhà băng từ tiền bán sản phẩm làm ra.
Tuy nhiên, thông lệ này có vẻ chưa đúng với thực tế làm ăn ở Việt Nam, khi việc huy động vốn từ thị trường vốn còn quá hạn chế. Báo cáo thường niên năm 2011 của Ủy ban Chứng khoán cho thấy nguồn vốn huy động từ IPO và phát hành thêm cổ phiếu của các doanh nghiệp rất thấp, cao nhất là vào năm 2007 đạt khoảng 100.000 tỷ đồng, sau đó dao động quanh mức 17.000 tỷ đồng đến 37.000 tỷ đồng/năm.
Theo một nghiên cứu trước đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có đến 74,47% doanh nghiệp được điều tra nói rằng, ngân hàng vẫn là kênh huy động vốn chủ yếu của họ.
Cũng có không ít lời ca thán từ giới doanh nghiệp rằng "vay cũng chết, không vay cũng chết", với lý giải vay thì không đủ trả lãi, còn không vay thì không lấy đâu ra tiền để sản xuất, kinh doanh.
Thống đốc Nguyễn Văn Bình khi bình luận về điều này đã khẳng định rằng các ngân hàng đi huy động tiền đã phải trả lãi, thì không có lẽ không cho vay, nhưng vấn đề chính là phải đau đầu "chọn mặt gửi vàng" - tức tìm khách hàng tốt để yên tâm là khoản cho vay của mình không "nhảy" lên nhóm ba, bốn hay tệ hơn là năm. Đó là câu trả lời cho chuyện "không cho vay".
Còn với câu chuyện "cho vay", thì biểu đồ lãi suất cũng cho thấy những biến chuyển tích cực: cuối năm 2011, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 17-19%/năm, thậm chí cao hơn, thì nay mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh từ 5 - 9%/năm và trở về mức lãi suất của những năm 2007 và 2008.
Trong đó, theo số liệu của NHNN, lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến 9%-12%/năm, lĩnh vực kinh doanh khác và tiêu dùng phổ biến 11%-15%/năm, trong đó lãi suất cho vay đối với các khách hàng tốt chỉ từ 9-11%/năm.
Thực tế, khi nền kinh tế khó khăn thì ngân hàng không thể đứng ngoài cơn bão. Với việc lãi suất liên tục hạ, tái cấu trúc các khoản cho vay cũ, nợ xấu tăng mạnh phải trích lập dự phòng rủi ro thì lợi nhuận của các ngân hàng trong năm 2012 không còn được coi là "khủng".
Ngành ngân hàng đang là nơi "trút giận" và "đổ lỗi" của nền kinh tế, nhưng nhìn dưới góc độ ngược lại thì trong "cơn khát tiền mặt bằng mọi giá" của giới doanh nghiệp hiện nay, ngân hàng nếu không thận trọng cũng dễ rơi vào cám cảnh mà doanh nghiệp kêu ca: "cho vay cũng chết, không cho vay cũng... chết"!
Hoàng Minh