Ngắm gốc gỗ trai đỏ thế “bạt phong hồi đầu” nghìn năm tuổi ở Hà Nội

Tác phẩm “Dựa sơn” được chế tác từ gốc gỗ trai đỏ nghìn năm tuổi được đánh giá là một trong những tác phẩm đẹp mắt, hiếm có ở Việt Nam.


Mới đây, ông Nguyễn Chí Kiên (37 tuổi) ở Hà Nam đã mang tác phẩm “Dựa sơn” trưng bày ở hội chợ tại Hà Nội. Tác phẩm này với ý nghĩa dựa lưng vào núi cuốn hút nhiều người xem, tham gia triển lãm. Ông Kiên cho biết, tác phẩm có chiều cao 4,2m; chiều ngang 1,7m.

Mới đây, ông Nguyễn Chí Kiên (37 tuổi) ở Hà Nam đã mang tác phẩm “Dựa sơn” trưng bày ở hội chợ tại Hà Nội. Tác phẩm này với ý nghĩa dựa lưng vào núi cuốn hút nhiều người xem, tham gia triển lãm. Ông Kiên cho biết, tác phẩm có chiều cao 4,2m; chiều ngang 1,7m.


Cách đây 5 năm, ông Kiên lặn lội vào tỉnh Quảng Nam mua cây gỗ trai đỏ chiều dài 6m, thân cây đường kính 1,5m của một người dân bản địa. Sau đó, ông Kiên đưa cây về Hà Nam thuê thợ chế tác gốc của cây gỗ trai đỏ theo dáng thế “Bạt phong hồi đầu”. Ông Kiên cho biết, thế bạt phong hồi đầu thể hiện nội dung lòng bền, chí vững, hiên ngang không chịu khuất phục trước gió lớn.

Cách đây 5 năm, ông Kiên lặn lội vào tỉnh Quảng Nam mua cây gỗ trai đỏ chiều dài 6m, thân cây đường kính 1,5m của một người dân bản địa. Sau đó, ông Kiên đưa cây về Hà Nam thuê thợ chế tác gốc của cây gỗ trai đỏ theo dáng thế “Bạt phong hồi đầu”. Ông Kiên cho biết, thế bạt phong hồi đầu thể hiện nội dung lòng bền, chí vững, hiên ngang không chịu khuất phục trước gió lớn.


Gốc của cây gỗ trai đỏ ôm lấy các tảng đá tự nhiên. Theo ông Kiên, năm 2017, ông đã mang tác phẩm “Dựa sơn” đi dự triển lãm ở một số hội chợ ở phía Bắc. Tại hội chợ ở Hà Nội, một du khách ở Hải Phòng trả 600 triệu đồng để mua tác phẩm này nhưng ông chưa bán.

Gốc của cây gỗ trai đỏ ôm lấy các tảng đá tự nhiên. Theo ông Kiên, năm 2017, ông đã mang tác phẩm “Dựa sơn” đi dự triển lãm ở một số hội chợ ở phía Bắc. Tại hội chợ ở Hà Nội, một du khách ở Hải Phòng trả 600 triệu đồng để mua tác phẩm này nhưng ông chưa bán.


Ngoài việc gốc gỗ ôm các tảng đá, ông Kiên còn chế tác thêm hình tượng con tuần lộc đang ăn cỏ ở trên núi để tạo sự hài hòa cho tác phẩm.

Ngoài việc gốc gỗ ôm các tảng đá, ông Kiên còn chế tác thêm hình tượng con tuần lộc đang ăn cỏ ở trên núi để tạo sự hài hòa cho tác phẩm.


Ông Nguyễn Văn Huy (54 tuổi), chuyên gia về gỗ ở Bắc Ninh cho hay, gỗ trai đỏ thuộc nhóm I (nhóm các loại gỗ quý). Loại gỗ này thường mọc ở vùng đầm lầy, khe suối, rễ cây chỉ có dạng chum chứ không có dễ cọc. Gỗ trai đỏ chịu được mưa nắng, phù hợp làm hàng mỹ nghệ.

Ông Nguyễn Văn Huy (54 tuổi), chuyên gia về gỗ ở Bắc Ninh cho hay, gỗ trai đỏ thuộc nhóm I (nhóm các loại gỗ quý). Loại gỗ này thường mọc ở vùng đầm lầy, khe suối, rễ cây chỉ có dạng chum chứ không có dễ cọc. Gỗ trai đỏ chịu được mưa nắng, phù hợp làm hàng mỹ nghệ.


Loại gỗ này thường có ở vùng tây tỉnh Quảng Trị. “Nhìn vào thân cây và vân gỗ có thể đoán được độ tuổi của gỗ. Vì vậy, với thân cây gỗ trai đỏ có đường kính 1,5m thì có thể đoán được cây này phải có độ tuổi hàng nghìn năm tuổi. Tại Việt Nam, cây gỗ trai đỏ nghìn năm tuổi còn lại rất ít”, ông Huy nói.

Loại gỗ này thường có ở vùng tây tỉnh Quảng Trị. “Nhìn vào thân cây và vân gỗ có thể đoán được độ tuổi của gỗ. Vì vậy, với thân cây gỗ trai đỏ có đường kính 1,5m thì có thể đoán được cây này phải có độ tuổi hàng nghìn năm tuổi. Tại Việt Nam, cây gỗ trai đỏ nghìn năm tuổi còn lại rất ít”, ông Huy nói.


Ông Huy cho biết thêm, thịt gỗ trai đỏ mềm, màu gỗ sáng, thứa gỗ mịn, vân gỗ xoáy đều rất đẹp. Gỗ trai được dùng để làm đồ gia dụng, bàn ghế, bàn thờ, tượng phật, đồ phong thủy. Thậm chí, thời phong kiến, loại gỗ này thường được dùng tiến vua làm ngai vàng và đồ thờ cúng mỹ nghệ.

Ông Huy cho biết thêm, thịt gỗ trai đỏ mềm, màu gỗ sáng, thứa gỗ mịn, vân gỗ xoáy đều rất đẹp. Gỗ trai được dùng để làm đồ gia dụng, bàn ghế, bàn thờ, tượng phật, đồ phong thủy. Thậm chí, thời phong kiến, loại gỗ này thường được dùng tiến vua làm ngai vàng và đồ thờ cúng mỹ nghệ.

Theo Nguyễn Đức
Dân Việt

Ngắm gốc gỗ trai đỏ thế “bạt phong hồi đầu” nghìn năm tuổi ở Hà Nội - 8