Nga chưa cấm nhập, các hãng ô tô Châu Âu đã sợ "toát mồ hôi"
(Dân trí) - Trước lo ngại Nga vừa lên danh sách sản phẩm cấm nhập từ EU trong đó có nhập khẩu ô tô để đáp trả lệnh trừng phạt mới của EU và Mỹ, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô thuộc Ủy ban Các doanh nghiệp Châu Âu tỏ ra rất lo ngại.
Phát biểu trên hãng tin Reuters mới đây, ông Joerg Schreiber cho biết: “Chúng tôi lo ngại nghiêm trọng, chúng tôi hy vọng rằng Chính phủ Nga nên cân nhắc trước khi áp đặt bất cứ biện pháp nào vào ngành ô tô hoặc nếu không nó sẽ làm tổn thương các nhà sản xuất tại Nga”.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: |
Hiện, nhập khẩu chiếm 27% doanh số bán xe chở khách trong nửa đầu năm 2014 của Nga, trong khi đó xe tải chiếm 46% và xe bus là 13% và 25% xe ô to con. Nhập khẩu xe hơi của các nước EU đang chiếm số lượng lớn, Nga đang là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất cho các nhà sản xuất của Đức, Pháp, Thụy Điển. Ngoài nhập khẩu, Nga còn là nơi đặt 3 cơ sở của các hãng xe Đức.
Mercedes-Benz (Đức) thống qua liên doanh truckmaker Kamaz OAO đang lắp ráp xe tại Nga. Doanh số của Mercedes - Benz chiếm 44.376 chiếc vào năm 2013, tăng 19% so với năm 2012 và chiếm hơn 3% doanh thu toàn cầu của hãng này. BMW (Đức) cũng tham gia lắp ráp hơn 20.000 ô tô năm ngoái và doanh số đạt hơn 44.000 năm ngoái. Một thương hiệu xe hơi lớn khác của Châu Âu VW (Đức) từ năm 2006 - 2013 đã đầu tư 1,3 tỷ USD đầu tư dây truyền lắp ráp xe hơi tại Nga. Trong kế hoạch từ năm 2013 - 2018, hãng này cũng sẽ đầu tư khoảng 1,2 tỷ Euro nhằm đạt tăng trưởng 60% doanh số tại thị trường Nga.
Theo UBDN Châu ÂU, nếu lệnh cấm của Nga nhằm vào nhập khẩu xe ô tô, các nước EU sẽ gánh chịu nhiều thiệt hại lớn bởi vì Nga đang là thị trường xuất khẩu chính của ba hãng xe. Ngoài ra sẽ tác động đến nhập khẩu các thiết bị lắp ráp trong nước.
Nếu lệnh cấm của Nga được thiết lập, các hãng xe hơi châu Á như: Trung Quốc Great Wall Motor Co Ltd, Chery Automobile Co Ltd và SsangYong Motor Co Ltd của Hàn Quốc sẽ hưởng lợi và xâm nhập sâu hơn nữa vào thị trường này trước các nhà sản xuất ô tô Châu Âu. Theo ông: “Nếu Nga cấm nhập, các hãng ô tô trong nước, liên doanh sản xuất ô tô sẽ được hưởng lợi. Các hãng trước đây nhập khẩu xe nguyên chiếc sẽ mất đi tính cạnh tranh”
Ngày 12/9, EU đã áp dụng lệnh trừng phạt mới, bổ sung 5 ngân hàng Nhà nước lớn tại nga không được vay vốn, phát hành trái phiếu tại thị trường EU; các công ty dầu khí, quốc phòng của Nga cũng bị giới hạn làm ăn với các đối tác của EU. 24 quan chức, doanh nhân của Nga cũng được bổ sung vào lệnh cấm đi lại vào EU và phong tỏa tài sản ở Châu Âu. Tối 12/9, Chính phủ Mỹ cũng thông qua lệnh trừng phạt mới bổ sung vào Nga nhằm vào ngân hàng quốc doanh lớn nhất của Nga là Sberbank, 1 công ty quốc phòng quốc doanh và 5 công ty năng lượng.
Tuy nhiên, ngày hôm qua Bộ Ngoại giao Nga cho biết, nước này đã hoàn thiện quyết định cấm vận đáp trả Mỹ và EU, trong danh mục hàng hóa cấm vận có mặt hàng xe hơi nhập khẩu, hàng tiêu dùng của EU vào Nga. Đây là lần thứ 2, sau tháng 7/2014 Nga đáp trả lệnh trừng phạt của các nước EU, Mỹ, cấm vận các hàng hóa nông sản, thực phẩm. Đây tiếp tục là động thái lo ngại trước bối cảnh các nền kinh tế EU và cả Nga cũng chịu ảnh hưởng lớn từ các lệnh trừng phạt qua lại giữa các nước.
Mới đây, rất nhiều quốc gia EU kêu gọi Nghị viện Châu Âu dỡ bỏ các lệnh trừng phạt Nga vì nền nông nghiệp các nước nhỏ đã và đang chịu tác động rất lớn từ chính sách cấm nhập của Nga - vốn là thị trường hàng đầu của ngành nông các nước này. Đồng rúp (ruble) của Nga từ đầu tuần đã rớt giá rất thấp, các ngân hàng thiếu thanh khoản và đang cầu cứu sự trợ giúp từ Chính phủ Nga.