1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Nền kinh tế Trung Quốc dù hồi phục nhưng vẫn còn yếu ớt

(Dân trí) - Ngày 16/7, Trung Quốc báo cáo GDP quý II tăng 3,2%. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này vẫn sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

Nền kinh tế Trung Quốc dù hồi phục  nhưng vẫn còn yếu ớt - 1

“Với sự lan rộng liên tục của đại dịch trên toàn cầu, tác động to lớn của đại dịch đến nền kinh tế cũng như những rủi ro và thách thức bên ngoài, sự phục hồi của Trung Quốc vẫn đang chịu nhiều áp lực”, theo Tổng cục thống kê Trung Quốc.

Nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ rơi vào suy thoái trong năm nay khi nhiều chính phủ trên toàn cầu đã thực hiện phong tỏa, hạn chế hoạt động kinh doanh và các cuộc tụ họp xã hội. Tăng trưởng chậm trong nhu cầu toàn cầu dự kiến sẽ làm tổn thương trong lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc.

Năm nay, Trung Quốc đã đưa ra một quyết định hiếm hoi là không đặt mục tiêu GDP do những bất ổn từ tác động của đại dịch.

Trong quý I/2020, nền kinh tế Trung Quốc suy giảm kỷ lục 6,8%. Ngày 16/7, chính quyền Trung Quốc cũng thông báo GDP nước này tăng 3,2% trong quý II, cao hơn so với một số dự báo. Mức tăng trưởng trên cao hơn so với mức dự báo 2,5% của các nhà phân tích trong một cuộc thăm dò ý kiến của Reuters sau khi có mức tăng trưởng âm kể từ năm 1992 trong quý I/2020 (sụt giảm 6,8%).

Thử thách chồng chất

Bất chấp việc đã trở lại với tăng trưởng, kinh tế Trung Quốc vẫn gặp khó trên nhiều mặt trận. Nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng lên sau khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng, nhưng một số cụm dịch mới vẫn khiến người tiêu dùng cảnh giác. Thêm vào đó, làn sóng mất việc làm và giảm thu nhập từ đầu năm cũng làm suy yếu sức mạnh tiêu dùng của Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc dù hồi phục  nhưng vẫn còn yếu ớt - 2
Vận chuyển chuối tới khu chợ nông sản ở Tương Dương, Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

“Tác động lớn nhất của đại dịch chủ yếu là do nhu cầu, đặc biệt là tiêu dùng”, giáo sư tài chính Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh bình luận. Một nghiên cứu của Đại học Tài chính và Kinh tế Tây Nam (Thành Đô) được công bố hồi tháng 7 chỉ ra 52% trên tổng số 5.000 người được hỏi cho biết họ sẽ chi tiêu ít hơn vào tháng 5 so với tháng 3.

“Các hộ gia đình sẽ kiếm được ít tiền hơn so với năm ngoái. Một phần vì rất nhiều người trong số họ thất nghiệp, một số khác bị giảm thu nhập”, giáo sư Pettis nhận xét. “Tiếp đến là những thách thức quốc tế”, ông nói thêm.

Tình hình dịch bệnh ở một số đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, bao gồm Mỹ và châu Âu, vẫn còn nghiêm trọng. Các nhà phân tích dự đoán nhu cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các đối tác thương mại khác đang ngày càng tồi tệ.

Đạo luật an ninh mới được Bắc Kinh áp lên Hồng Kông khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump ra quyết định chấm dứt quy chế đối xử đặc biệt với Hồng Kông nhằm trả đũa Trung Quốc.

Để kích thích tăng trưởng, chính phủ Trung Quốc đã quay trở lại mô hình cũ. Đó là chi tiền mạnh tay cho cơ sở hạ tầng và các dự án quy mô lớn khác. “Vấn đề là các biện pháp Bắc Kinh đang thực hiện chủ yếu về phía cung, chẳng hạn như cắt giảm thuế doanh nghiệp, buộc ngân hàng cho vay nhiều hơn, tăng cường cơ sở hạ tầng và hậu cần. Tuy nhiên, rất ít trong số đó về phía cầu”, giáo sư tại Đại học Bắc Kinh nhận xét.

Trong một tuyên bố tại cuộc họp của Hội đồng Nhà nước hôm 8/7, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố chính phủ có thể giảm thuế phí và đưa ra các biện pháp hỗ trợ tài chính khác, cũng như một số chính sách chi tiêu cơ sở hạ tầng. Theo ông Lý, “các doanh nghiệp trong nước có thể vượt qua quãng thời gian khó khăn này”.

“Trọng tâm chính trong tương lai là xóa bỏ các rào cản trong kinh doanh và tạo ra một môi trường kinh doanh quốc tế theo định hướng thị trường và dựa trên luật pháp”, thủ tướng Trung Quốc nhấn mạnh. Phát triển cơ sở hạ tầng ở các khu vực phía Tây Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu của chính phủ.

Nền kinh tế Trung Quốc dù hồi phục  nhưng vẫn còn yếu ớt - 3

Một báo cáo của cơ quan xếp hạng Fitch ước tính nợ chính phủ của Trung Quốc sẽ tăng lên 11,2% GDP từ mức 4,9% trong năm ngoái. Điều này cho thấy “mức độ thâm hụt ngân sách lớn hơn nhiều so với số liệu mà chính phủ đưa ra.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang tìm mọi cách để đạt mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn vào năm 2020. Vào giữa tháng 6, Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc xác nhận hơn 40% dân số chỉ có thu nhập khoảng 140 USD/tháng. Tuy nhiên, tất cả biện pháp này đều đi kèm với rủi ro tiềm tăng trong dài hạn.

Hương Vũ

Theo Bloomberg

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm