Năng suất: Nhật Bản đổi thay trong 6.000 ngày; Việt Nam, một chính sách thực thi 40 năm

(Dân trí) - Liên hệ với ý chí nâng cao năng suất lao động gắn liền với thay đổi công nghệ, duy trì tăng trưởng 10% trong vòng 6.000 ngày làm thay đổi Nhật Bản trước đây, ông Trần Văn Thọ, Giáo sư Đại học Waseda, (Tokyo - Nhật Bản) lo lắng vì ông không tìm thấy ở Việt Nam có số liệu thống kê về công nghệ nhập khẩu mỗi năm, điều mà đã làm thay đổi nước Nhật Bản từ nước chịu thiệt hại nặng nề hậu Thế chiến II trở thành cường quốc kinh tế sau 20 năm.

Liên hệ với Nhật Bản, ông Thọ lo lắng chính sách và thực thi chính sách của Việt Nam yếu kém, ông Thọ nói: "Mỗi kế hoạch chính sách của Nhật Bản, họ chỉ được thực hiện trong 5 năm, nhưng Việt Nam có khi cả 40 năm vẫn thực hiện một chính sách".

Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ
Giáo sư Trần Văn Thọ, Đại học Waseda (Nhật Bản), thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ

GS. Thọ cho biết, 60 năm trước, Nhật Bản giống Việt Nam như bây giờ về cơ cấu đóng góp của các ngành trong GDP và trong xuất khẩu. Tuy nhiên, trong 20 năm trở lại đây, Nhật Bản đã trở thành nước công nghiệp hiện đại.

Để làm được "Điều thần kỳ" trên, theo GS Thọ ngoài nỗ lực tăng năng suất của Chính phủ Nhật, nước này luôn duy trì tăng trưởng kinh tế 10%, giai đoạn này kéo dài gần 20 năm, và hơn 6.000 ngày làm thay đổi nước Nhật.

"Họ đã đẩy mạnh cải thiện năng suất lao động, như trong những năm 1955-1960, Nhật Bản chủ yếu là nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài. Năng suất tăng nhờ phân bổ lại lao động, tăng quy mô nhà máy và cải tiến công nghệ" và "Tôi mong thời gian tới sẽ Việt Nam mở ra giai đoạn phát triển mới, ít là phát triển 10% trong vòng 4-5 năm", GS Thọ kỳ vọng.

Mặc dù có nhiều số liệu thống kê về nhập khẩu hàng hoá, máy móc nhưng theo ông Thọ tuyệt nhiên không thấy có khai báo nhập khẩu công nghệ từ nước ngoài.

GS Thọ nói: "Tôi không thể tìm thấy ở Việt Nam có số liệu thống kê về nhập khẩu công nghệ mỗi năm. Vì vậy, thời gian tới, các bộ ngành liên quan nên thống kê công nghệ nhập khẩu du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam mỗi năm bao nhiêu, theo ngành gì".

Ông Thọ thẳng thắn nói: "Việt Nam cứ nghĩ tới cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cao xa mà có những vấn đề đơn giản chúng ta không làm như muốn rút ngắn khoảng cách công nghệ với các nước, phải nhập khẩu công nghệ nước ngoài về ứng dụng vào sản xuất".

Liên hệ với Nhật Bản, ông Thọ nói: Mỗi kế hoạch chính sách của Nhật Bản, họ chỉ được thực hiện trong 5 năm, nhưng Việt Nam có khi cả 40 năm vẫn thực hiện một chính sách.

Góp ý vào tăng năng suất lao động, GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia (GRIPS), Nhật Bản hoài nghi: Liệu Việt Nam có thể tránh bẫy thu nhập trung bình? Làm thế nào để các ngành kinh tế của Việt Nam nâng cao tính cạnh tranh thông qua nâng cao năng suất.

"Sáng tạo không thể đạt được nếu thiếu sự thay đổi cách nghĩa và phân tích thấu đáo. Liệu các doanh nghiệp nhà nước có thể cổ phần hoá khi không cải thiện năng suất và kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao năng suất", GS. Kenichi Ohno nói.

Nguyễn Tuyền

Năng suất: Nhật Bản đổi thay trong 6.000 ngày; Việt Nam, một chính sách thực thi 40 năm - 2