Moody’s và S&P đồng loạt nâng hạng tín nhiệm của Techcombank

Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong những ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân (“JSBs”) lớn nhất Việt Nam, đã được tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody’s Investors Service (“Moody’s”), nâng xếp hạng tín nhiệm lên mức "B1" với triển vọng “ổn định”, ngang bằng mức xếp hạng quốc gia của Việt Nam.

Gần đây, ngày 5/4/2018, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s (“S&P”) cũng đã nâng mức xếp hạng vốn và thu nhập của Techcombank lên mức “Trung bình”, đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được S&P đánh giá. Đồng thời, S&P duy trì xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng ở mức “BB-/B”, với triển vọng “ổn định.”

Moody's nâng mức xếp hạng của Techcombank lên B1 từ B2 trong các lĩnh vực: tiền gửi dài hạn bằng nội tệ, nhà phát hành trái phiếu nội tệ và ngoại tệ. Do mức xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của quốc gia đang là B2 [1] nên Moody's vẫn giữ nguyên xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của Techcombank ở mức B2.

Ngoài ra, Moody's cũng đã nâng xếp hạng của Techcombank lên b1 từ b2 trên lĩnh vực Đánh giá Tín dụng Cơ bản (Baseline Credit Assessment) do Ngân hàng đã có nhiều cải thiện trên các chỉ số khả năng thanh toán, nguồn vốn mạnh, chất lượng tài sản và khả năng sinh lời tốt.


Moody’s và S&P đồng loạt nâng hạng tín nhiệm của Techcombank

Moody’s và S&P đồng loạt nâng hạng tín nhiệm của Techcombank

Techcombank trở thành ngân hàng có “dự phòng vốn lõi” lớn nhất trong số 16 ngân hàng được Moody's xếp hạng tại Việt Nam dựa trên ước tính tỷ lệ vốn “lõi” trên tổng tài sản có rủi ro (“TCE/RWA”). Tỷ lệ này của Techcombank đã tăng đến 14,5% cuối năm 2017 (so với 9% năm 2016) sau khi nhận được khoản đầu tư hơn 370 triệu USD.

Moody's nhận định Tổng lượng tài sản có vấn đề (gross problem assets) của Techcombank đã giảm 37% trong năm 2017. Đồng thời, cũng trong năm 2017, Techcombank là một trong số ít các ngân hàng thương mại đầu tiên tại Việt Nam đã tất toán toàn bộ các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC.

Trong bài báo cáo mới nhất ngày 5/4/2018, S&P tăng hạn vốn và nguồn thu nhập của Techcombank lên mức “Trung bình,” mức xếp hạng cao nhất trong số các ngân hàng Việt Nam được S&P đánh giá. Thêm nữa, S&P cũng xác định lại hạng tín nhiệm của Techcombank ngang hàng với xếp hạng tín nhiệm quốc gia Việt Nam với triển vọng “ổn định” trong các lĩnh vực: phát hành trái phiếu dài hạn ở mức “BB-,” ngắn hạn ở mức “B.” S&P khẳng định lý do tăng mức xếp hạng vì Techcombank sở hữu một "thương hiệu mạnh, đặc biệt trong các phân khúc bán lẻ, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng với nguồn vốn tốt" và Techcombank sẽ “tiếp tục duy trì vị thế của một ngân hàng tư nhân hàng đầu tại Việt Nam trong vòng 12-18 tháng tới với mạng lưới bán lẻ vững chắc và mức lợi nhuận cao hơn trung bình.”

Một trong những mục tiêu trong hành trình chuyển đổi 5 năm của Techcombank (2016-2020) là sẽ được nâng hạng ngang hàng với quốc gia trong năm 2018. Việc được cả hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới nâng mức xếp hạng vào thời điểm này đúng theo kế hoạch và giúp Techcombank vững tiến trên con đường trở thành ngân hàng số một Việt Nam thông qua chiến lược khách hàng là trọng tâm, phát triển bền vững, thận trọng và kiểm soát rủi ro.

Về Moody's

Moody's Investors Service, Inc. cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng, nghiên cứu và phân tích rủi ro. Hoạt động xếp hạng và phân tích của Moody’s theo dõi nợ trên nhiều quốc gia, các công ty phát hành, các tổ chức phát hành tài chính công và các nghĩa vụ tài chính có cấu trúc (structured finance obligations). Các dịch vụ của công ty giúp các nhà đầu tư phân tích rủi ro tín dụng gắn với chứng khoán có thu nhập cố định. Được thành lập vào năm 1914, Moody's Investors Service, Inc. là công ty con của Tập đoàn Moody's.

Về Standard & Poor's

Cơ quan xếp hạng tín nhiệm toàn cầu S&P và các tổ chức tiền thân đã có hơn 150 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm. S&P là tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, một nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và mang tới sự minh bạch cho thị trường, Hiện đang hoạt động tại 26 quốc gia trên toàn cầu, các chuyên gia phân tích, các nhà quản lý và các nhà kinh tế học của S&P thực hiện đánh giá các yếu tố và xu hướng tác động tới khả năng thanh toán tín dụng