1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Moody's khuyên Việt Nam tiếp tục sáp nhập các ngân hàng

(Dân trí) - Moody’s đánh giá, đa số các ngân hàng trong diện phải sáp nhập là những ngân hàng có quy mô nhỏ và thiếu vốn, do vậy, việc giảm số lượng ngân hàng cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan rủi ro cho hệ thống.

Moody's xúi Việt Nam tiếp tục sáp nhập các ngân hàng
Những quy định hạn chế sở hữu chéo tại Thông tư 36 sẽ đẩy nhanh quá trình mua bán sáp nhập ngân hàng

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hà Lan dẫn dầu khối EU về FDI tại Việt Nam

* Hết thời 'nuông chiều' các khu kinh tế?

* Điều tra 185 vụ, 465 bị can phạm tội về tham nhũng trong quý I

* Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, chứng khoán đỏ sàn

* Bộ Tài chính "tuýt còi" yêu cầu giảm giá sữa

* Hé lộ khả năng Nam A Bank "về một nhà" với Eximbank

Ngày 18/3 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết chấp thuận để Ngân hàng TMCP Hàng Hải (MaritimeBank) sáp nhập với Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông (MDB).

Dự kiến, ngân hàng sau sáp nhập sẽ có vốn điều lệ gần 11.800 tỷ đồng với 8.000 tỷ đồng vốn điều lệ của Maritime Bank và 3.750 tỷ đồng là của MDB. Tổng tài sản của ngân hàng mới khoảng 113.000 tỷ đồng, đội ngũ nhân sự hơn 5.000 người, hệ thống mạng lưới gần 300 điểm trên toàn quốc. Với quy mô này, thị trường sẽ xuất hiện thêm 1 ngân hàng mới có vốn điều lệ xếp thứ 5 và mạng lưới giao dịch xếp thứ 3 trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần.  

Hồi đầu năm, lãnh đạo ngân hàng Nhà nước cũng đã phát đi tuyên bố cho biết, năm nay sẽ chấp thuận phương án sáp nhập và mua lại của một số ngân hàng trong nước nhằm giảm số lượng ngân hàng xuống khoảng 15-17 đơn vị vào năm 2017 thay vì khoảng 40 ngân hàng như hiện tại.

Tại báo cáo mới đây của Moody’s, tổ chức này đánh giá, việc tăng cường hoạt động sáp nhập, hợp nhất giữa các ngân hàng là một động thái tín dụng tích cực và sẽ giúp đào thải bớt những ngân hàng nhỏ - trong đó có những ngân hàng yếu kém.

Đa số các ngân hàng trong diện này là những ngân hàng có quy mô nhỏ và thiếu vốn, do vậy, việc giảm số lượng ngân hàng cũng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ lây lan rủi ro cho hệ thống.
 
Ngoài ra, việc tinh giản số lượng ngân hàng cũng sẽ giúp cơ quan quản lý dễ dàng hơn trong việc thực thi các quy định và giám sát hệ thống. Theo Moody’s, một số vấn đề nảy sinh trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua chính là xuất phát từ sự quản lý thiếu chặt chẽ. 

Thêm vào đó, mặc dù nguồn vốn liên ngân hàng được coi là một phần của tổng vốn ngân hàng, đã giảm từ 22% thời điểm cuối năm 2011 xuống còn 10% -15% vào cuối năm 2014, song vẫn còn cao ở một số ngân hàng và tiếp tục là một yếu tố tiêu cực ảnh hưởng tới niềm tin thị trường.
 
Cũng theo nhận định của Moody’s thì sự giảm tốc của tăng trưởng tín dụng trong những năm gần đây là nhờ những nỗ lực giảm nợ từ phía các ngân hàng và do cầu trong nước yếu. Do đó, tăng cường hoạt động sáp nhập ngân hàng có thể sẽ phần nào giúp các ngân hàng còn lại mở rộng thị phần, đặc biệt là sẽ khuyến khích các ngân hàng này đẩy mạnh hơn hoạt động cho vay. 

Thời gian tới, dự kiến thị trường có thể sẽ chứng kiến một số thương vụ M&A đình đám trong ngành này đó là  VietinBank và PG Bank; Sacombank và Southern Bank .
 
Cũng theo Moody’s, những quy định mới trong Thông tư 36, có hiệu lực từ ngày 1/2/2015 hạn chế sở hữu chéo ngân hàng (quy định một tổ chức tín dụng không được mua và sở hữu quá 5% cổ phần của tổ chức tín dụng khác) sẽ đẩy mạnh quá trình hợp nhất trong ngành. Theo đó, Thông tư 36 sẽ sàng lọc những ngân hàng không phù hợp với quy định, từ đó hoặc buộc các đối tượng này phải thoái vốn, hoặc phải tham gia vào quá trình mua bán, sáp nhập.

Việc mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng được kỳ vọng sẽ tạo ra các ngân hàng có quy mô lớn hơn, giúp tăng hiệu quả hoạt động, song theo Moody’s, mặt trái của quá trình này cũng có thể mang lại những nguy cơ, rủi ro nhất định.

Bích Diệp

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm