1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Mô hình ngân hàng “sai lầm” vẫn tồn tại!

(Dân trí) - Tương lai của ngành ngân hàng trở nên rõ ràng hơn sau thông báo xem xét lại các nguyên tắc về vốn ngân hàng của Liên minh Châu Âu và cơ cấu vốn của Ủy ban Basel.

Mô hình ngân hàng “sai lầm” vẫn tồn tại! - 1
 (ảnh chỉ mang tính minh họa).
 
Thay vì tạo ra một hệ thống ngân hàng thiết thực, những quy định mới chỉ được phác ra để duy trì mô hình ngân hàng lớn hiện nay, nhưng với yêu cầu về vốn nghiêm ngặt và ít phụ thuộc vào chu kỳ kinh doanh hơn.

Lý lẽ biện minh cho bước đi rụt rè này được trình bày trong Sách trắng của Bộ Tài chính Anh. Theo đó, ngân hàng với các khách hàng doanh nghiệp quốc tế lớn cần sử dụng bảng cân đối kế toán để tạo ra thị trường và tăng tính thanh khoản vì lợi ích khách hàng.

Câu hỏi đặt ra là liệu có chấp nhận được những tổn thất có thể xảy ra với toàn hệ thống nếu cứ để ngân hàng hoạt động như thế và liệu có phải chỉ các ngân hàng khổng lồ mới đáp ứng nổi nhu cầu của các tập đoàn phi tài chính lớn hay không.

Rudi Bogni tại UBS thẳng thắn nhấn mạnh nghịch lý ở đây. Hoạt động cốt lõi của ngành ngân hàng là dịch vụ tài chính. Sự thật là trong những năm gần đây người ta kỳ vọng ngân hàng phải đem lại lợi nhuận trên vốn cổ phần tới 20%, khiến ngân hàng hoặc phải giữ vị thế độc quyền, hoặc phải chèn ép khách hàng. Thực tế, họ đã và có lẽ sẽ làm cả hai.

Quy định mới của EU tăng gấp đôi yêu cầu hiện nay về vốn trên sổ sách giao dịch. Đây là một bước đi đúng hướng. Dù vậy nó cũng không tệ hơn kỳ vọng của cộng đồng tài chính.

Thông điệp được gửi đi là: vẫn đầu cơ như bình thường, dù với chi phí vốn cao hơn. Do đó thói quen điên rồ điều hành hệ thống ngân hàng như các định chế không có bảng kết toán tài sản như ở khu vực tư nhân có thể vẫn không suy chuyển.

Nói theo Cựu Chủ tịch Citigroup Chuck Prince, các cơ quan điều tiết vẫn đang khiêu vũ còn người nộp thuế vẫn chịu rủi ro.

Với người tiêu dùng, có lẽ không khó hiểu rằng các tập đoàn lớn đang vận động hành lang mạnh mẽ tại Washington để chống lại đề xuất minh bạch và tập trung hóa các giao dịch chứng khoán phái sinh OTC, vì họ lo ngại sẽ phải ký quỹ thêm giữa thời buổi thắt chặt tín dụng.

Dù vậy, các chứng khoán phái sinh OTC mờ ám có thể rất đắt so với các chứng khoán phái sinh giao dịch tập trung. Nhiều loại đang được tiêu chuẩn hóa và được giao dịch rẻ hơn trên thị trường. Nhưng một khi chúng còn đứng ngoài sở giao dịch, chúng sẽ còn là nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các đại gia phố Wall.

Có bằng chứng cho thấy các tập đoàn lớn không mấy mặn mà với mô hình ngân hàng khổng lồ. Sau khi tham khảo ý kiến các thành viên, Hiệp hội các thủ quỹ doanh nghiệp (ACT) phát biểu rằng nói chung các công ty không cần ngân hàng khổng lồ.

Dù có chút thuận lợi khi làm việc với một ngân hàng lớn với mạng lưới dịch vụ khắp toàn cầu, đó thường không phải là tiêu chuẩn lựa chọn chính.

ACT cũng nói thêm rằng các thủ quỹ đều muốn đa dạng hóa sản phẩm, ý tưởng và chuyên môn. Họ cũng lo ngại rằng chính sách cạnh tranh có thể chia tách các ngân hàng lớn. Tuy vậy, điều này cũng có lợi khi giảm được tính phi kinh tế của quy mô và quan trọng nhất là giảm rủi ro với toàn hệ thống.

Thất nghiệp và tái cơ cấu chính là những gì những người ủng hộ Basel II đã bỏ ra khỏi hệ thống tài chính với hậu thuẫn chính trị mạnh mẽ. Kết quả là ngân hàng luôn chồng chất trong nợ. Nếu các đại gia ngân hàng còn thoải mái vẫy vùng, không ai biết được thảm họa nào sẽ lại đến.

Minh Tuấn (theo FT)

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm