1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Malaysia Airlines gục ngã sau 2 thảm kịch liên tiếp?

(Dân trí) - Việc chuyến bay MH17 bị nạn tại Ukraine đang đẩy Malaysia Airlines vào tình thế vô cùng khó khăn khi chỉ trong vòng 5 tháng họ mất tới 2 máy bay. Các chuyên gia nhận định tổn thất về tài chính và danh tiếng sẽ khiến hãng hàng không này khó gượng dậy.

Theo tờ tạp chí phố Wall, các chuyên gia hàng không và quản trị khủng hoảng hiện có chung nhận định rằng, số phận của hãng hàng không quốc gia Malaysia giờ sẽ tùy thuộc vào việc họ sẽ xử lý ra sao trước một đợt sụt giảm mạnh nữa lượng khách trên các chuyến bay sau cú sốc mới nhất.

Lượng hành khách sụt giảm khiến Malaysia Airlines đối diện vô vàn khó khăn
Lượng hành khách sụt giảm khiến Malaysia Airlines đối diện vô vàn khó khăn

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Xóa độc quyền từ chiếc xe thang

* Truy nguồn gốc mực siêu rẻ trên thị trường

* "Hô biến" thành người khác để "qua mặt" ngân hàng

* Trung Quốc cho Brazil thuê giàn khoan với giá hơn 1 tỷ USD

Chuyến bay MH17 mang theo 298 người đã bị trúng tên lửa tại vùng chiến sự Donetsk của Ukraine hôm thứ Năm vừa qua, khi đang trên hành trình từ Amsterdam to Kuala Lumpur.

Thảm kịch xảy ra đúng mùa cao điểm du lịch của người châu Âu, vốn chiếm hơn một nửa hành khách trên khoang, cũng như tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo.

Trước thảm kịch Malaysia Airlines đã vật lộn với những khó khăn sau khi chuyến bay MH370 mất tích hồi tháng 3, khi đang trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, mang theo 239 người trên khoang.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 tháng, hãng hàng không này đã mất tới 2 máy bay Boeing 777, với tổng cộng 537 người. Đây chính là tổn thất sinh mạng lớn nhất một hãng hàng không phải chịu trong một khoảng thời gian ngắn.

“Một thảm kịch kép kiểu vậy trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là chưa từng có trong ngành này”, Vivian Lines, phó chủ tịch toàn cầu kiêm chuyên gia quản trị khủng hoảng của công ty Vivian Lines tại Singapore khẳng định.

Các thảm họa này có thể gây thiệt hại ghê gớm về tài chính và danh tiếng cho Malaysian Airline System Bhd, công ty mẹ của hãng hàng không này, vốn có 69% cổ phần do chính phủ Malaysia nắm giữ.

Trước đó, Malaysia Airlines đã có nhiều năm kinh doanh bết bát. Chi phí hoạt động cao, trong khi công đoàn đại diện cho khoảng 20.000 nhân viên có tiếng nói quá mạnh mẽ, đã khiến lợi thế cạnh tranh của hãng này sụt giảm so với các đối thủ hàng không giá rẻ, vốn gọn nhẹ hơn và có mức sinh lời cao hơn.

Trong quý 1 vừa qua, Malaysian Airline System Bhd đã ghi nhận khoản lỗ 443 triệu ringgit (139,5 triệu USD), tăng mạnh so với mức lỗ 279 triệu ringgit cùng kỳ năm ngoái. Trong năm 2013, hãng này đã thua lỗ tới 1,17 tỷ ringgit, và là năm thua lỗ thứ 3 liên tiếp.

Cũng đến cuối quý 1, công ty này chỉ còn 1,06 tỷ USD tiền mặt nhưng tổng số nợ lên đến 3,7 tỷ USD, báo cáo của S&P Capital IQ cho biết. Số nợ nêu trên đã tăng hơn gấp đôi, từ mức 1,78 tỷ USD cuối năm 2011.

Nếu công ty này còn tiếp tục thua lỗ, điều được dự báo hầu như chắc chắn xảy ra, một số nhà phân tích cho biết lượng tiền mặt hiện tại chỉ đủ để Malaysia Airlines hoạt động tới cuối năm sau, trước khi cần cân nhắc khả năng phải đề nghị chính phủ giải cứu về vốn.

Mức sinh lời của hãng hàng không này, được tính dựa trên số tiền thu được đối với mỗi hành khách trên mỗi km bay, một chỉ số quan trọng để tính lợi nhuận – vốn đã giảm sau vụ tai nạn đầu tiên, Ian Douglas, giảng viên cao cấp ngành hàng không tại đại học New South Wales cho biết. Nếu các hành khách còn tiếp tục quay lưng, chỉ số sinh lời sẽ còn tụt mạnh hơn nữa.

Malaysia Airlines đã mất 2 máy bay chỉ trong vòng 5 tháng
Malaysia Airlines đã mất 2 máy bay chỉ trong vòng 5 tháng

Theo dữ liệu hành khách hàng tháng của công ty này, sau khi số lượng khách hàng tăng mạnh trong năm 2013, tốc độ tăng trưởng khách hàng đã giảm liên tục từ tháng 2 vừa qua.

Sau khi chuyến bay MH370 biến mất, lượng khách của họ trong tháng 5 sụt 4% so với cùng kỳ năm trước, và là đợt giảm đầu tiên tính từ tháng 9/2012. Các lãnh đạo của hãng cho biết lượng khách bắt đầu được cải thiện trong vài tuần gần đây.

Nhưng rồi thảm họa thứ hai xảy ra. Và theo ông Douglas, một vài người bạn của ông tại Australia đã hủy vé với Malaysia Airlines để chuyển sang đi Singapore Airlines, một minh chứng cho sự sụt giảm niềm tin khách hàng.

“Ảnh hưởng về kinh doanh với Malaysia Airlines là rất lớn”, Jonathan Galaviz, đến từ công ty tư vấn Global Market Advisors nhận định. “Thương hiệu Malaysia Airlines đã bị tổn hại nặng nề, cho dù đây không phải lỗi của họ”.

Tính chất chưa từng có tiền lệ của hai thảm họa trên khiến các nhà phân tích cũng khó đánh giá được khả năng vượt khó của Malaysia Airlines. Nhưng thách thức lớn nhất với họ, theo các chuyên gia, sẽ là việc làm sao giữ được lượng khách hàng mà không phải giảm giá mạnh, một chiến lược hãng này lựa chọn để lấp đầy số ghế.

“Trước thảm họa mới nhất, vấn đề chỉ là chi phí…giờ tôi cho rằng vấn đề còn là doanh thu bởi nhu cầu sẽ sụt giảm mạnh bất chấp mùa du lịch đang đạt đỉnh”, Daniel Tsang, nhà sáng lập hãng tư vấn Aspire Aviation tại Hong Kong cho biết. “Tình hình hiểm nghèo hiện tại chỉ là phần nổi của tảng băng đã hình thành suốt thập niên vừa qua”.

Theo các nhà phân tích ngành hàng không, chính phủ Malaysia sẽ phải vào cuộc nếu tình hình trở nên tồi tệ hơn. Đầu tháng này, một số nguồn tin cho biết tập đoàn đầu tư của chính phủ Malaysia Khazanah Nasional Bhd đang có kế hoạch ngừng niêm yết cổ phiếu của hãng bay này để giải quyết tình hình khủng hoảng tài chính.

Việc này được cho là sẽ giúp công ty trở nên dễ điều hành hơn, nhất là khi cần phải ra những quyết định khó khăn mà không bị cổ đông chất vấn.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng, cách tốt nhất chính là để hãng hàng không này phá sản, sau đó xây dựng lại từ móng. “Việc xây dựng lại từ đầu, dù có vẻ khó khăn, sẽ là một biện pháp bền vững hơn trong dài hạn”, ông Tsang khẳng định.

Thanh Tùng
Theo WSJ
Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”