Luật sư DFC tư vấn giải quyết tranh chấp đất giáp ranh
(Dân trí) - Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề phức tạp nhất trong các vấn đề liên quan đến đất đai. DFC thành lập và hoạt động tại địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội- là một trong những quận, huyện có tốc độ phát triển hạ tầng đô thị nhanh nhất cả nước.
Kéo theo những vấn đề vướng mắc, tranh chấp về đất đai trên địa bàn quận Hà Đông và một số quận, huyện lân cận rất nóng bỏng và phức tạp.
Trong 16 năm hoạt động (DFC thành lập năm 2004), đặc biệt là kể từ khi DFC thực hiện tư vấn qua tổng đài tư vấn luật đất đai 19006512; DFC đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề tranh chấp đất đai, qua đây Công ty Tư vấn luật DFC xin trả lời 1 số thắc mắc mà đại đa số khách hàng cần giải đáp khi liên hệ tổng đài của DFC.
Tranh chấp đất đai khi bố mẹ mất không để lại di chúc
Vấn đế thứ nhất Bố mẹ mất không để lại di chúc, hiện các anh em đang tranh chấp tài sản bố mẹ để lại là quyền sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận, và một trong số người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Bố mẹ chị U. chết năm 2019, tài sản để lại là thửa đất ở có diện tích là 1062m2 chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản là sổ tiết kiệm 50 triệu đồng. Số tiền 50 triệu đồng đã dùng để lo mai táng cho bố mẹ. Ngoài ra bố mẹ không còn phải thực hiện nghĩa vụ nào khác. Nguồn gốc đất là do bố mẹ chị U. khai hoang và sinh sống ổn định từ trước 1975 đến nay, hiện không có tranh chấp về quyền sử dụng đất nói trên. Chị U. hiện chỉ mang quốc tịch của Canada, còn hai anh trai đã lập gia đình và đang sinh sống ở Việt Nam. Gia đình anh H. (anh trai cả chị U.) không muốn chia thửa đất nói trên cho các em. Chị U. mong muốn nhận được tư vấn về quyền thừa kế chị U và anh trai thứ hai đối với thửa đất mà bố mẹ để lại và tặng cho anh thứ hai phần thừa kế mình được hưởng
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, Đối với di sản thừa kế mà bố mẹ chị U để lại là thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tài sản bố mẹ chị U. mất để lại là sổ tiết kiệm 50 triệu đồng và quyền sử dụng đất ở có diện tích là 1062m2. Số tiền 50 triệu đã dùng để lo mai táng cho bố mẹ, và bố mẹ không còn phải thực hiện nghĩa vụ nào khác nên di sản để chia thừa kế là thửa đất ở có diện tích 1062m2. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013 quy định về điều kiện bố mẹ chị U. thực hiện quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất như sau:
- Có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, mặc dù thửa đất nói trên chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng nếu đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đủ điều kiện để thực hiện quyền thừa kế theo điều 188 Luật đất đai.
Bố mẹ chị U. mất không để lại di chúc nên thửa đất ở diện tích 1062m2 được chia thừa kế theo pháp luật. Hàng thừa kế thứ nhất hiện còn 03 người con nên mỗi người được hưởng phần di sản bằng nhau.
Thứ hai, Chị U. hiện chỉ có quốc tịch của Canada, và muốn chuyển nhượng phần di sản được chia cho người anh thứ hai. .
Theo quy định tại Điều 179 Luật đất đai 2013 thì chị U. không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 186 Luật đất đai do đó, chị U. sẽ được hưởng giá trị của phần. Tuy nhiên, Chị U. vẫn được quyền chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất được thừa kế nói cho người được phép nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật đất đai. Do vậy, trong trường hợp này chị U.
Nếu trong trường hợp anh trai cả của chị U. không đồng ý chia di sản thừa kế theo pháp luật thì chị U và anh trai thứ hai có thể gửi đơn lên Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất để giải quyết tranh chấp về thừa kế tài sản.
Trên đây là ý kiến của Công ty luật TNHH Tư vấn Thu nợ DFC chỉ áp dụng riêng cho vụ việc của chị U. tại thời điểm đưa ra tư vấn, ý kiến tư vấn được đưa ra trên cơ sở pháp luật Việt Nam và thông tin do chị U. đã cung cấp.
2. Tranh chấp đất đai về ranh giới giữa các bất động sản liền kề
Gia đình anh Bình ở xã H, huyện T, tỉnh M là người sử dụng đất thửa đất liền kề với thửa đất của gia đình anh Hùng, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thửa đất gia đình anh Hùng là do bố mẹ để lại, còn đất gia đình anh Bình là đất mua lại của ông Hoàng cách đây 6 năm. Khi ông Hoàng bán đất, anh Hùng đã ký xác nhận giáp ranh để ông Hoàng làm thủ tục bán đất, sang tên sổ đỏ cho anh Bình.
Cách đây vài tháng, gia đình anh Bình xây dựng nhà ở đã cố tình lấn sang đất gia đình anh Hùng. Anh Hùng đã yêu cầu gia đình anh Bình dỡ bỏ công trình xây dựng đã xây trên đất của lấn chiếm, tuy nhiên, anh Bình không thực hiện.
Hiện nay gia đình anh Hùng đang muốn bán thửa đất này, nhưng anh Bình từ chối, không ký vào bản mô tả ranh giới thửa đất. Điều này gây khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng.
Luật sư tư vấn:
Dựa theo thông tin anh Hùng cung cấp thì đây là trường hợp tranh chấp đất đai, cụ thể gia đình anh Bình đã xâm phạm ranh giới thửa đất của gia đình anh Hùng và không chấp nhận Bản mô tả ranh giới, mốc giới của thửa đất. Do vậy, để có thể thực hiện được việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì trước tiên anh Hùng phải thực hiện giải quyết tranh chấp về ranh giới giữa các bất động sản liền kề.
Căn cứ vào Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về ranh giới giữa các bất động sản thì, Ranh giới giữa các bất động sản liền kề được xác định theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hoặc ranh giới cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.
Do vậy, thời điểm anh Bình nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của gia đình ông Hoàng đã xác nhận ranh giới đất giữa hai bên.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 175 Bộ luật Dân sự năm 2015, thì gia đình anh Bình được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người khác, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa hai bên.
Theo quy định tại Mục 2.8.12, Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN:01/2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 3/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng: “Công trình không được vi phạm ranh giới, cụ thể, không bộ phận nào của ngôi nhà kể cả thiết bị, đường ống, phần ngầm dưới đất (móng, đường ống), được vượt quá ranh giới với lô đất bên cạnh.”
Anh Bình xây dựng nhà ở lấn sang không gian thửa đất của gia đình anh Hùng mà không có sự đồng ý của gia đình anh Hùng là vi phạm quy định tại Điều 175 Bộ luật Dân sự, vi phạm quy định tại Mục 2.8.12, Phần II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN:01/2008/BXD ban hành kèm theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD.
Căn cứ Điều 202 Luật Đất đai 2003 quy định: “mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải”. Tranh chấp đất đai
Anh Hùng đã chủ động hòa giải với gia đình anh Bình nhưng gia đình anh Bình vẫn cố tình không chấp hành. Do đó, trường hợp này anh Hùng cần gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để tổ chức hòa giải.
Theo quy định tại Điều 203 của Luật Đất đai 2003, trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì anh Hùng có thể gửi đơn ra Tòa án nhân dân để được giải quyết.
Theo thống kê nội bộ, trung bình cứ 10 cuộc gọi đến Luật sư DFC nhờ tư vấn về đất đai thì có đến 5,6 cuộc gọi cần tư vấn về tranh chấp xâm phạm ranh giới thửa đất và tranh chấp di sản thừa kế là QSDĐ. Nếu Quý vị bị rơi vào trường hợp tương tự, những thông tin trả lời, tư vấn trên của Luật sư DFC sẽ là cơ sở để quý vị xem xét, tham khảo.
Mọi thắc mắc về pháp luật đất đai, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 19006512 hoặc gửi thông tin qua địa chỉ mail:luatsudfc@gmail.com; truy cập luatsudfc.vn để được Luật sư DFC tư vấn trợ giúp.
Trường Thịnh