1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ
  3. Tư vấn tài chính cá nhân

Lo đối tác ngoại thâu tóm đồng loạt doanh nghiệp nội

(Dân trí) - Trên thực tế, M&A ở Việt Nam đã tăng từ 1 tỷ USD cách đây 6 năm lên khoảng 5 tỷ USD năm 2012, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại và không ít các nhà đầu tư nội.

Lo đối tác ngoại thâu tóm đồng loạt doanh nghiệp nội

Mối lo bị doanh nghiệp ngoại thâu tóm càng gần hơn khi luật cho phép nâng tỉ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư ngoại tại doanh nghiệp niêm yết lên 60%.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

VAMC có “cứu” ngân hàng cổ phần?

Ồn ào kích cầu ôtô cuối năm

Câu lạc bộ các ngân hàng Trung ương mới

Xuất hiện tình trạng ngân hàng cho vay lãi suất thấp hơn huy động

Trao đổi sáng 11/12/2013 về khả năng doanh nghiệp ngoại sẽ đồng loạt thâu tóm doanh nghiệp nội trong thời gian tới, TS. Lê Xuân Nghĩa nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh doanh (BDI) nhận định, đúng là nguy cơ này ngày một lớn, một phần do tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp nội địa yếu, trình độ quản lý và công nghệ rất thấp. 

Trong khi đó, hiệu lực của bộ luật chống hạn chế cạnh tranh đang được thực thi một cách kém hiệu quả. 

Trên thực tế, một số ngành công nghiệp của Việt Nam như hóa mỹ phẩm, thực phẩm chế biến, thức ăn gia súc đang dần bị thâu tóm mà các cơ quan chức năng như Cục Quản lý cạnh tranh cũng "bó tay" do không đủ quyền hạn và năng lực thể chế cần thiết để thực hiện chức năng của mình.

Tuy nhiên, theo TS. Quách Mạnh Hào - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Chứng khoán MB (MBS), việc các doanh nghiệp nước ngoài tìm kiếm các doanh nghiệp trong nước là có nhưng việc thành công thực tế không có nhiều. 

Ông cho rằng, điều này chủ yếu là do sự khác biệt trong quan điểm quản trị điều hành của người nước ngoài và Việt Nam. Trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó khăn như hiện nay thì khả năng thâu tóm sẽ cao hơn nhưng tính hiện thực thì vẫn vậy, vì quản trị điều hành của chúng ta không có gì thay đổi.

"Tôi đã làm việc với nhiều đối tác nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước trong các thương vụ mua bán, thâu tóm và nhận thấy rằng khả năng thâu tóm đồng loạt khó xảy ra, có chăng chỉ là một số thương vụ tại một số ngành trọng tâm mà nước ngoài ưa thích chẳng hạn như tiêu dùng, thực phẩm, đồ uống..." - ông Hào nhận định.

M&A là điều bình thường của kinh tế thị trường

Đi sâu hơn vào vấn đề này, TS. Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) phân tích, hiện tượng mua bán sáp nhập (M&A) là một điều bình thường trong một nền kinh tế thị trường, và sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng là cần thiết, vừa do nhu cầu (vốn, công nghệ) của một nền kinh tế còn chưa phát triển như Việt Nam, vừa do việc mở cửa thực thi cam kết hội nhập.

Trên thực tế, M&A ở Việt Nam đã tăng từ 1 tỷ USD cách đây 6 năm lên khoảng 5 tỷ USD năm 2012 và trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư ngoại và không ít các nhà đầu tư nội. 

Theo ông Thành có 3 vấn đề cần đề cập. Thứ nhất, loại hình xử lý này tạo ra sân chơi trong đó nguồn lực được phân bổ hiệu quả hơn, như vậy gắn kết được với vấn đề hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, đặc biệt là khuôn khổ pháp lý M&A.

Thứ hai, đó là sự vươn lên cộng với cách thức hỗ trợ phù hợp với kinh tế thị trường, với cam kết của nhà nước để giúp các doanh nghiệp Việt Nam tăng sức cạnh tranh cũng như mạng lưới quy mô sản xuất kinh doanh.

Và thứ ba là cách thức thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Làm thế nào để thu hút được những đối tác thực sự là các nhà đầu tư có tiềm năng, có công nghệ, có chất lượng về quản trị và gắn với nó là việc chia sẻ lợi ích giữa hai bên, trong đó có một mảng lợi ích rất quan trọng là hiệu ứng lan tỏa, cho ra các doanh nghiệp khác của nền kinh tế.

Bích Diệp

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm