Lo bị thâu tóm, Ấn Độ đề xuất thắt chặt giám sát với nhà đầu tư Trung Quốc
(Dân trí) - Quan chức Ấn Độ mới đây đã bắt tay vào soạn thảo các đề xuất về việc tăng cường giám sát hơn đối với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) mới từ Trung Quốc và Hồng Kông.
Theo ba nguồn tin từ các quan chức chính phủ Ấn Độ, trong các cuộc thảo luận diễn ra vài tuần sau khi Ấn Độ cho biết họ sẽ sàng lọc tất cả các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ các quốc gia có chung đường biên giới trên bộ.
Động thái này được cho là nhằm ngăn chặn tình trạng các công ty nội địa bị thâu tóm khi giá trị tài sản của họ suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Tuy nhiên, khi các quan chức tại New Delhi cho thấy, sự lo ngại về việc sự thay đổi chính sách có thể khiến các nhà đầu tư Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Ấn Độ với tư cách là nhà đầu tư danh mục đầu tư, rồi mua chứng khoán của công ty như cổ phiếu để giành quyền thâu tóm
Những lo ngại xung quanh các khoản đầu tư của FPI đã tăng cao trong những tuần gần đây, sau khi báo cáo của công ty dịch vụ tài chính HDFC công bố hồi tháng Tư cho thấy, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã tăng nhẹ cổ phần nắm giữ tại doanh nghiệp Ấn Độ này.
Hai nguồn tin chính phủ cao cấp cho biết, Ấn Độ có thể thành lập một cơ quan để xem xét kỹ lưỡng những FPI đăng ký mới từ các quốc gia như Trung Quốc.
Các quy tắc này cũng sẽ được áp dụng cho nhà đầu tư từ Khu hành chính đặc biệt Hong Kong, nơi các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc thường được chuyển tiếp.
Theo các nguồn tin, Chính phủ Ấn Độ đã xây dựng một dự thảo. Hiện dự thảo đang được Bộ Tài chính liên bang xem xét. Hai nguồn tin khác tiết lộ New Delhi cũng đang xem xét khả năng thi hành cái gọi là “sàng lọc an ninh” đối với những nhà đầu tư FPI đăng ký mới đến từ các quốc gia này.
Hiện vẫn chưa rõ liệu các quy tắc nói trên có mở rộng áp dụng đối với các quốc gia khác hay không và nếu các FPI đã đăng ký có phải đối mặt với sự giám sát như vậy. Tính tới hiện tại, Ấn Độ đã ghi nhận 111 nhà đầu tư FPI từ Hong Kong và 16 từ Trung Quốc đăng ký đầu tư ở nước này.
Các nhà đầu tư FPI là một trong những động lực lớn nhất của thị trường tài chính Ấn Độ. Dữ liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ cho thấy, dòng vốn FPI ròng trong năm 2019 đổ vào nước này đứng ở mức 18 tỷ USD.
Atul Pandey, một đối tác tại công ty luật Ấn Độ Khaitan & Co., cho biết việc sàng lọc của chính phủ có thể đánh vào dòng vốn mới từ Trung Quốc và Hồng Kông và trì hoãn các kế hoạch đầu tư.
Theo Reuters, sự thay đổi chính sách FDI của Ấn Độ đã khiến các nhà đầu tư Trung Quốc hoang mang, nhiều người trong số họ đã tạm dừng kế hoạch đầu tư cho đến khi quyết định cuối cùng được đưa ra.
Hương Vũ
Theo Reuters