Hậu Giang:

Lão nông trồng cam xoàn lãi tiền tỷ mỗi năm

(Dân trí) - Lão nông Nguyễn Văn Đen (54 tuổi) ở ấp 2, xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) trồng 1,3 ha cam xoàn bán với mức giá từ 30.000 – 35.000 đồng/kg trừ đi chi phí lãi khoảng 1 tỷ đồng/năm.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: 
 
Vài năm trở lại đây, cam xoàn là một trong những cây trồng được nhiều nông dân tỉnh Hậu Giang chọn để phát triển kinh tế, thay thế cho vườn cây tạp. Là người đầu tiên mạnh dạn trồng cam xoàn thay thế cho vườn xoài ở vùng đất phèn và để có được thành công như hiện tại, lão nông Nguyễn Văn Đen (54 tuổi) ở ấp 2, xã Long Trị, huyện Long Mỹ (Hậu Giang) phải trải qua một quá trình tính toán và học hỏi.
 
Từ việc làm ruộng thất bại vì dịch bệnh nên ông Sáu Đen đã lên 0,8 ha đất để xây dựng mô hình VAC, nhưng với việc nuôi cá rô đầu vuông và trồng xoài không đạt kết quả nên người nông dân này lại một lần nữa quyết tâm chọn cách làm ăn mới để mong được đổi đời.
 
Ông Đen kể: “Trước đây, tôi lên 0,8 ha đất để trồng xoài cát hòa lộc, kết hợp với nuôi cá rô đầu vuông nhưng do giá thức ăn tăng và dịch bệnh nên đổ nợ. Còn xoài trồng thì đất không thích hợp nên năng suất trái không cao. Vì thế, tôi đành đốn 200 gốc xoài chuyển sang trồng thử 0,2 ha cam xoàn”.

Cam xoàn ít hạt, thơm ngon và ngọt, được xem như ngọt nhất trong tất cả các loại cam.
Cam xoàn ít hạt, thơm ngon và ngọt, được xem như ngọt nhất trong tất cả các loại cam.

Nhận thấy loại cam xoàn phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nên ông Đen tiếp tục chuyển 0,6 ha để trồng cam. Ông Đen nhớ lại, trước đây ở vùng này toàn là đồng ruộng nên muốn làm một điều gì đó khác lạ để vực dậy nền kinh tế. Khi bắt đầu trồng cam mọi người đều nói tôi “khùng”. Bởi đây là loại cây mới không chỉ riêng ông mà còn đối với nhiều nông dân khác ở huyện Long Mỹ này. Chính vì vậy, ông quyết định đi học hỏi kinh nghiệm từ các tỉnh về áp dụng cho vườn cam nhà mình. Ông Đen, tâm sự: “Nghe người bạn nói vùng Đồng Tháp có trồng loại cam này và năng suất cao nên tôi dành thời gian đến đó học hỏi về cách để trái, phun thuốc…rồi cộng với kinh nghiệm bản thân tích lũy được mà đầu tư nốt 0,5 ha ruộng còn lại (tổng cộng 1,3 ha) sang trồng cam”.

Từ những học hỏi và kinh nghiệm của bản thân mà vườn cam ông Sáu Đen mang lại kết quả cao. Năm 2013, ông Đen thu hoạch gần 20 tấn cam, bán với giá 27.000 – 35.000 đ/kg thu lãi gần 400 triệu đồng. Từ việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên năm vừa rồi năng suất vườn cam tăng lên khoảng 50 tấn, bán với mức giá 30.000 – 37.000 đồng/kg, trừ chi phí lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Cam xoàn ít hạt, thơm ngon và ngọt, được xem như ngọt nhất trong tất cả các loại cam.
Từ việc áp dụng tiến bộ KHKT nên năm vừa rồi năng suất vườn cam ông Đen tăng lên khoảng 50 tấn, bán với mức giá 30.000 – 37.000 đ/kg, trừ chi phí lãi khoảng 1 tỷ đồng.

Theo ông Sáu Đen, trồng cam xoàn không sợ “thừa hàng dội chợ” bởi nó luôn đứng ở mức giá từ 30.000 – 37.000 đồng/kg. Lí do cam ở mức cao vì đặc điểm của cam xoàn là trái tròn, ít hạt, thơm ngon và ngọt, được xem như ngọt nhất trong tất cả các loại cam. Chính từ ưu điểm này mà hiện nay cam xoàn rất đắt hàng. Tuy nhiên, trồng cam xoàn giai đoạn đầu phải tốn nhiều vốn đầu tư từ 150 – 200 triệu/ha.

Dẫn chúng tôi tham quan vườn cam xoàn trĩu quả của mình, ông Đen hào hứng giới thiệu: “Đây là vườn cam 7 năm tuổi cho thu hoạch 5 mùa, năng suất trên 50 kg/cây  và cạnh bên là vườn cam 2 năm tuổi nhưng năng suất chẳng kém gì”.
 
Theo ông, cây để nhiều trái sẽ bán được giá và năng suất tăng hơn, ít bị xồ (không có nước) so với ít trái. Quan trọng là cách bón phân, phun thuốc, chống đỡ cành… Chính vì vậy năng suất vườn ông luôn đứng ở mức cao và giá bán lúc nào cũng nhích hơn từ 2.000 – 5.000 đồng/kg so với các vườn khác.

Nói về kỹ thuật chăm sóc cam xoàn, ông Đen chia sẻ thêm: “Để trồng cam phải lựa chọn nguồn giống sạch bệnh và chất lượng, phải sử dụng kết hợp giữa phân hóa học và phân chuồng, lên liếp cao để nước lũ về không bị ngập úng, khoảng cách trồng 2,5m/cây, để cam cho nhiều trái phải khắc gốc trước khi ra hoa”.

Nguyễn Hành – Nhân Nguyễn
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”