Lạm phát 2013 phụ thuộc… chính sách điều hành giá?
(Dân trí) - Vấn đề dự đoán lạm phát cả năm phụ thuộc lớn vào chính sách điều hành giá tại những mặt hàng, dịch vụ công như xăng dầu, điện nước, y tế, giáo dục. Tháng vừa rồi, chỉ số giá chịu ảnh hưởng bởi sự leo thang trở lại ở chi phí y tế.
Sau thông tin Tổng cục Thống kê công bố lạm phát tháng 4 của cả nước tăng nhẹ 0,02% so tháng trước, chuyên gia kinh tế về khu vực châu Á - Thái Bình Dương Vincent Conti của Ngân hàng ANZ lập tức đã đưa ra một số bình luận quanh chỉ số vĩ mô quan trọng này.
Theo đánh giá của ANZ, lạm phát trong tháng 4 của Việt Nam được cho là “ổn định” ở mức 6,61% so cùng kỳ năm ngoái và so với tháng 3 (ở mức 6,61%). Còn nếu tính theo tháng, mức 0,02% được coi “hầu như không tăng” sau khi đã giảm 0,19% hồi tháng 3.
Hầu hết các nhà phân tích dự đoán lạm phát sẽ tăng do chi phí vận chuyển, nhưng điều này đã không xảy ra - ANZ nhận định. Chi phí vận chuyển tăng 3,8% so cùng kỳ (thấp hơn mức 5,3% hồi tháng 3) bất chấp mức tăng 6% của giá xăng đưa ra vào trước đó. Tình thế này phần nào bị đảo ngược sau khi Bộ Tài chính yêu cầu giảm giá xăng 2% giữa tháng 4.
Tuy nhiên, trong 11 nhóm hàng hóa thuộc rổ tính giá, chỉ số giá nhóm giao thông vẫn tăng mạnh và nổi trội thứ 2 chỉ sau “tội đồ” nhóm y tế (tăng 1,2% so tháng 3).
Dân trí cũng lưu ý rằng, kỳ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê kết thúc vào ngày 15 hàng tháng. Trong khi đó, đợt xăng tăng “sốc” (1.400 đồng/lít) ngày 28/3 rơi vào kỳ tính thứ 2 (điều tra vào ngày 5/4) và chỉ giảm 500 đồng vào ngày 9/4 sau đó.
Hai lần giảm xăng dầu tiếp theo: giảm 408 đồng/lít vào ngày 18/4 và giảm 301 đồng/lít vào ngày 26/4 ở ngoài kỳ tính CPI tháng 4 và sẽ ghi nhận ở kỳ tính CPI tháng 5.
Với tình hình giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang hạ, chuyên gia Vincent cho rằng, khả năng giá xăng dầu nội địa sẽ còn được cắt giảm. Trong lúc đó, lạm phát nhóm hàng thực phẩm vẫn duy trì ở mức thấp khi hoạt động nội địa có phần chững lại do mức tăng thấp ở những nhóm hàng hóa khác.
“Vì vậy, nếu như lạm phát của nhóm dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe được kiềm chế, tỷ lệ lạm phát của cả năm sẽ gần với mốc dưới trong phạm vi dự đoán 6-8%”.
Số liệu cho thấy, trong tháng 4, nhóm thuốc và dịch vụ y tế là nguyên nhân chính khiến CPI trở về trạng thái dương khi bật tăng 3,62% so tháng trước, trong đó, chỉ số giá dịch vụ y tế tăng mạnh 4,51%. Từ đầu năm tới nay, nhóm này đã tăng 12,01% về giá, và nếu so cùng kỳ, mức tăng là 60,63% (dịch vụ y tế tăng 86,31%).
Hồi năm ngoái, CPI cũng diễn biến thất thường do những yếu tố hàng hóa công, thuộc điều hành của cơ quan quản lý như xăng dầu, điện nước, giáo dục, y tế.
Trên cơ sở phân tích và dự báo về lạm phát cả năm 2013 thông qua số liệu đến tháng 4, chuyên gia ANZ vẫn duy trì nhận định cho rằng, sẽ không có thêm lần cắt giảm lãi suất nào tiếp theo trong 2013.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng vẫn có thêm lần cắt giảm nữa, đặt biệt nếu chỉ số nền kinh tế xấu đi, tỷ lệ lạm phát giảm nhanh hơn.
Vincent Conti nhắc lại, những lần cắt giảm lãi suất trước đây có thể đẩy nhu cầu tín dụng lên cao nhưng không giúp giải quyết vấn đề nguồn vốn cho vay thiếu hụt. “Vấn đề này cần giải quyết bằng việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, yếu tố chính kìm hãm sự tăng trưởng tín dụng” - vị chuyên gia khuyến cáo.
Theo đánh giá của ANZ, lạm phát trong tháng 4 của Việt Nam được cho là “ổn định” ở mức 6,61% so cùng kỳ năm ngoái và so với tháng 3 (ở mức 6,61%). Còn nếu tính theo tháng, mức 0,02% được coi “hầu như không tăng” sau khi đã giảm 0,19% hồi tháng 3.
Phần lớn các "mặt hàng thị trường" đều ổn định về giá cả do cầu tiêu dùng yếu và tồn kho doanh nghiệp vẫn cao.
Hầu hết các nhà phân tích dự đoán lạm phát sẽ tăng do chi phí vận chuyển, nhưng điều này đã không xảy ra - ANZ nhận định. Chi phí vận chuyển tăng 3,8% so cùng kỳ (thấp hơn mức 5,3% hồi tháng 3) bất chấp mức tăng 6% của giá xăng đưa ra vào trước đó. Tình thế này phần nào bị đảo ngược sau khi Bộ Tài chính yêu cầu giảm giá xăng 2% giữa tháng 4.
Tuy nhiên, trong 11 nhóm hàng hóa thuộc rổ tính giá, chỉ số giá nhóm giao thông vẫn tăng mạnh và nổi trội thứ 2 chỉ sau “tội đồ” nhóm y tế (tăng 1,2% so tháng 3).
Dân trí cũng lưu ý rằng, kỳ tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Tổng cục Thống kê kết thúc vào ngày 15 hàng tháng. Trong khi đó, đợt xăng tăng “sốc” (1.400 đồng/lít) ngày 28/3 rơi vào kỳ tính thứ 2 (điều tra vào ngày 5/4) và chỉ giảm 500 đồng vào ngày 9/4 sau đó.
Hai lần giảm xăng dầu tiếp theo: giảm 408 đồng/lít vào ngày 18/4 và giảm 301 đồng/lít vào ngày 26/4 ở ngoài kỳ tính CPI tháng 4 và sẽ ghi nhận ở kỳ tính CPI tháng 5.
Với tình hình giá hàng hóa trên thị trường thế giới đang hạ, chuyên gia Vincent cho rằng, khả năng giá xăng dầu nội địa sẽ còn được cắt giảm. Trong lúc đó, lạm phát nhóm hàng thực phẩm vẫn duy trì ở mức thấp khi hoạt động nội địa có phần chững lại do mức tăng thấp ở những nhóm hàng hóa khác.
“Vì vậy, nếu như lạm phát của nhóm dịch vụ y tế - chăm sóc sức khỏe được kiềm chế, tỷ lệ lạm phát của cả năm sẽ gần với mốc dưới trong phạm vi dự đoán 6-8%”.
Số liệu cho thấy, trong tháng 4, nhóm thuốc và dịch vụ y tế là nguyên nhân chính khiến CPI trở về trạng thái dương khi bật tăng 3,62% so tháng trước, trong đó, chỉ số giá dịch vụ y tế tăng mạnh 4,51%. Từ đầu năm tới nay, nhóm này đã tăng 12,01% về giá, và nếu so cùng kỳ, mức tăng là 60,63% (dịch vụ y tế tăng 86,31%).
Hồi năm ngoái, CPI cũng diễn biến thất thường do những yếu tố hàng hóa công, thuộc điều hành của cơ quan quản lý như xăng dầu, điện nước, giáo dục, y tế.
Trong khi chỉ số giá lương thực, thực phẩm vẫn giảm thì chỉ số giá nhóm giao thông và đặc biệt là y tế tăng mạnh.
Trên cơ sở phân tích và dự báo về lạm phát cả năm 2013 thông qua số liệu đến tháng 4, chuyên gia ANZ vẫn duy trì nhận định cho rằng, sẽ không có thêm lần cắt giảm lãi suất nào tiếp theo trong 2013.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng vẫn có thêm lần cắt giảm nữa, đặt biệt nếu chỉ số nền kinh tế xấu đi, tỷ lệ lạm phát giảm nhanh hơn.
Vincent Conti nhắc lại, những lần cắt giảm lãi suất trước đây có thể đẩy nhu cầu tín dụng lên cao nhưng không giúp giải quyết vấn đề nguồn vốn cho vay thiếu hụt. “Vấn đề này cần giải quyết bằng việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và xử lý nợ xấu, yếu tố chính kìm hãm sự tăng trưởng tín dụng” - vị chuyên gia khuyến cáo.
Bích Diệp