Kinh tế toàn cầu đóng băng, Trung Quốc mơ phát triển kinh tế hậu đại dịch

(Dân trí) - Chính phủ Trung Quốc đang nói nhiều về triển vọng phục hồi kinh tế nhanh chóng sau đại dịch corona, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu đang chững lại để đối phó với căn bệnh đang không ngừng lây lan.

Từ thứ Sáu, Thủ tướng Trung Quốc – người hoạch định chính sách kinh tế và một quan chức cấp cao của ngân hàng trung ương đã chỉ ra rằng việc kiểm soát được dịch bệnh và khởi động lại các hoạt động là dấu hiệu tích cực cho triển vọng của Trung Quốc.

Cùng lúc đó, quốc gia này đang phải đối mặt với nguy cơ mất nhiều việc làm tương lại và nhu cầu trao đổi từ các quốc gia khác như Mỹ, Anh cũng giảm do Liên minh châu Âu thắt chặt hạn chế với hoạt động con người do số người chết vì virus tăng cao. Các nhà kinh tế tính toán Trung Quốc phải đối mặt với mức tăng trưởng chậm nhất cho đến khi kết thúc năm Kỷ Mão này.

Kinh tế toàn cầu đóng băng, Trung Quốc mơ phát triển kinh tế hậu đại dịch - 1

Đường phố vắng vẻ ở Trung Quốc

Vào Chủ Nhật tuần trước, Phó Thống đốc Ngân hàng Trung Quốc ông Chen Yulu nói với các phóng viên tại Bắc Kinh: “Các chỉ số kinh tế có thể sẽ cho thấy sự cải thiện đáng kể trong quý II và nền kinh tế Trung Quốc sẽ trở lại mức sản lợn tiềm năng khá nhanh chóng.”

Ông Chen cũng báo hiệu Chính phủ sẽ vẫn tiếp tục thi hành các biện pháp kích thích kinh tế vừa phải như hiện tại. Các hành động điều chỉnh chính sách thuế, cắt giảm lãi suất, gói vay giá tẻ và thanh khoản thêm của Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn trái ngược với chính sách hàng nghìn tỷ đô la hỗ trợ tài chính và giảm mạnh lãi suất được ban hành ở Mỹ và châu Âu.

Vào thứ Sáu, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường cho biết Chính phủ sẽ tối ưu hóa các chính sách để giúp phục hồi và đảm bảo việc làm ổn định. Ông cũng cho biết thêm hầu khắp Trung Quốc nguy cơ bị nhiễm virus đang thấp và mọi người nên quay trở lại làm việc.

Có nhiều bằng chứng thực sự cho thấy các nhà máy và nơi làm việc đang dần quay trở lại làm việc ngày một nhiều hơn, theo tính toán của Bloomberg Economics, có đến 85% các hoạt động đã quay trở lại bình thường trừ tâm dịch ở Hồ Bắc, Trung Quốc.

Người dân sẽ tiếp tục quay trở lại làm việc nhưng với tốc độ chậm, vì tốc độ của các ngành công nghiệp đang ở mức gần như bình thường. David Qu của tở Bloomberg Economics viết “Mọi sự tập trung đang dồn vào ngành công nghiệp dịch vụ và các hang sản xuất vừa và nhỏ. Phía nhu cầu có thể là một hạn chế đặc biệt đối với ngành dịch vụ.”

Bộ Thương mại cho biết gần 70% các công ty xuất nhập khẩu nòng cốt đã tiếp tục công việc với sản lượng trên 70% vào thứ Năm tuần trước. Tuy nhiên, các công nhân có thể toàn bộ quay trở lại dây chuyền sản xuất chỉ đúng lúc có cú huých lớn từ nhu cầu của các các nước phát triển hiện đang bị đóng băng.

Ngành Dịch vụ đang yếu hơn

Theo Bộ Thương mại thông báo vào thứ Năm tuần trước, mức độ quay trở lại của các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn ở vào khoảng 60% và ở thấp hơn với các công ty liên quan đến công nghiệp.

Kinh tế toàn cầu đóng băng, Trung Quốc mơ phát triển kinh tế hậu đại dịch - 2

Hệ thống dịch vụ công cộng ảm đạm tại Trung Quốc

Theo dữ liệu được biên soạn bởi Bloomberg và các báo cáo của 50 công ty, gần một nửa số công ty tiêu dùng niêm yết của Trung Quốc không có đủ tài chính để sống sót qua 6 tháng nữa, đặc biệt là các nhà hàng đang trong tình trạng tệ nhất vì người tiêu dùng phải ở nhà do corona.

Theo như bài viết của ông Sheng Laiyun – một quan chức cấp cao của cục thống kê trên tờ people’s Daily Monday, hoạt động tiêu dùng thấp trong tháng Một và tháng Hai thấp hơn bình thường khoảng 1,5 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 211 tỷ USD). DU lịch, khách sạn, giao thông và giải trí là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Vẫn cần phải xem xét thêm liệu Bắc Kinh đã hành động đủ để cứu lấy các doanh nghiệp xương sống của Trung Quốc chưa. Ông Li tuyên bố Chính phủ đang làm mọi cách, cố gắng hết sức để đảm bảo sự sống còn cho các công ty đó.

Nỗi sợ các khoản kích thích kinh tế

Các nhà hoạch định chính sách vẫn lo ngại về sự quay trở lại của các khoản tiền tệ và hỗ trợ tài chính khổng lồ xuất hiện sau đợt khủng hoảng tài chính toàn cầu, vì chúng gây ra khoản nợ lớn mà quốc gia này vẫn đang phải vật lộn để phục hồi. Tuy nhiên nếu mức thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng từ mức 6.2% trong tháng Hai, Chính phú sẽ xem xét từ bỏ sự đề phòng với các gói kích thích kinh tế.

Trong thời điểm hiện tại, mục tiêu quan trọng là hoàn thành chỉ tiêu kinh tế bất chấp đại dịch (chưa chính thức được đặt ra cho năm 2020). Mức chỉ tiêu đặt ra trước khi đại dịch bùng phát là “khoảng 6%”. Từ lúc dữ liệu được thông báo vào tuần trước thể hiện sự sụp đổ lịch sử của hoạt động kinh tế trong tháng Một và tháng Hai, các nhà kinh tế đã giảm mức dự báo tăng trưởng xuống còn 3% trong năm nay, mức thấp nhất kể từ năm 1976.

Kinh tế toàn cầu đóng băng, Trung Quốc mơ phát triển kinh tế hậu đại dịch - 3

Dự báo mức tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Trung Quốc

Trong báo cáo khách hàng vào tuần trước, bà Wang Tao – chuyên gia kinh tế Trung Quốc của Ngân hàng đang quốc gia UBS AG đã viết rằng nhiều chính sách hỗ trợ sẽ được tung ra trong vài tuần đến vài tháng tới, bao gồm cả tăng cường hỗ trợ dịch vụ y tế và cơ sở hạ tầng.

“Thậm chí sẽ có nhiều biện pháp, chính sách có thể sống sót khi triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trở nên xấu đi. Dù thế nào đi nữa, chúng tôi nghĩ rằng các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế có mạnh đến đâu cũng không thế giúp Trung Quốc đạt được mức tăng trưởng hơn 5%. Sự thật là 3% thậm chí còn khó đạt được.”, bà này nói.

Hương Vũ

Theo: Bloomberg