1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Kinh tế Mỹ suy giảm, xuất khẩu dệt may Việt Nam có thể có lợi

(Dân trí) - Ngành dệt may châu Á đang gặp rất nhiều khó khăn bởi chi phí tăng cao và đồng tiền của nhiều nước châu Á tăng giá so với đồng USD.

Nhu cầu hàng dệt may của thị trường Mỹ sụt giảm đang khiến nhà xuất khẩu châu Á lo lắng.

Trung Quốc, nếu ba năm trước đây vướng vào tranh chấp thương mại với Mỹ và Liên minh châu Âu về hạn ngạch xuất khẩu, thì nay đang lo ngại về việc chi phí sản xuất tăng cao đang khiến hàng dệt may nước này mất đi thế mạnh cạnh tranh.

Theo giám đốc điều hành một công ty dệt may Hồng Kông có nhiều hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc, doanh số xuất khẩu sang thị trường châu Âu không tệ bởi đồng Euro mạnh, tuy nhiên điều ngược lại đang xảy ra tại thị trường Mỹ.

Nhà sản xuất Trung Quốc đã rất khó khăn để duy trì kinh doanh và lợi nhuận khi họ phải tăng lương cho công nhân với tỷ lệ 2 con số trong những năm gần đây. Mối lo gần nhất của họ là sự tăng giá của đồng Nhân dân tệ bởi chính phủ Trung Quốc đã để đồng Nhân dân tệ tăng giá nhằm làm giảm lạm phát.

Nhà sản xuất hiện nay đang phải cạnh tranh nhiều hơn về thương hiệu hơn về số lượng hàng xuất.

Ngành xuất khẩu dệt may Ấn Độ cũng gặp phải khó khăn tương tự khi đồng rupe tăng giá. Năm ngoái, 500 nghìn nhân công trong lĩnh vực dệt may, lĩnh vực với số lượng nhân công lớn chỉ sau nông nghiệp, đã bị cắt giảm.

Kể từ tháng 9/2007 lượng hàng xuất khẩu của Ấn Độ vào thị trường Mỹ đã giảm khoảng 5 đến 6%. Như vậy theo thông tin từ Bộ Thương Mại Ấn Độ, nhiều khả năng nước này sẽ không hoàn thành được mục tiêu 160 tỷ USD giá trị hàng xuất khẩu trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm 2008.

Sự đi xuống này của ngành dệt may các nước kêu gọi hỗ trợ từ phía chính phủ các nước. Hiện nay chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc hoàn thuế cho công ty xuất khẩu và giảm lãi suất cho vay.

Khó khăn này của chung toàn châu Á, trong đó có cả những nước nhỏ như Campuchia và Bangladet.

Một chuyên gia kinh tế tại Campuchia nhận xét tại châu Á sự đóng cửa của một số nhà máy tại các nước xuất khẩu dệt may lớn sẽ gây ra thiệt hại trước mắt, tuy nhiên về lâu về dài nó tạo ra cơ hội cho các nước nhỏ vươn lên. Họ sẽ có thêm hạn ngạch dệt may bằng việc đưa ra giá thấp hơn để cạnh tranh.

Xuất khẩu giảm cũng khiến mô hình làm việc thay đổi, ở Ấn Độ hiện nay, số ngày làm việc trong tuần đã giảm xuống 4 hoặc 5 ngày thay vì 6 ngày như trước đây.

Số lượng đơn đặt hàng đã chuyển từ Ấn Độ sang các nước châu Á khác như Sri Lanka, Bawngladet, Việt Nam và Thái Lan. Nhà nhập khẩu Mỹ có thể đẩy nhanh việc chuyển đơn đặt hàng này bởi họ phải cân đối giữa cơ cấu chi phí và nhu cầu thị trường nội địa.

Ông Barry Chan, một nhà kinh doanh người Mỹ, dự đoán chi phí tại Trung Quốc hiện đang tăng lên vì thế một số công ty Mỹ có thể sẽ chú ý nhiều hơn tới nước châu Á khác như Việt Nam và chuyển nguồn cung hàng của họ sang những nước này.

Tuy nhiên đối với những công ty mà việc quản lý chất lượng quan trọng hơn chi phí thì việc chuyển nguồn cung hàng là không khả thi. Trong khi Wal-Mart và một số công ty bán lẻ lớn khác giảm lượng đơn đặt hàng từ Trung Quốc thì một số công ty may mặc khác không thể làm như vậy.

Công ty xuất khẩu châu Á trong lúc đó đang cố gắng tránh ảnh hưởng từ sự sụt giảm đơn đặt hàng của thị trường Mỹ bằng việc xâm nhập các thị trường khác như Úc hay châu Âu.

cung cấp