1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Kinh tế châu Á ra sao trong năm 2013?

(Dân trí) - Trung Quốc tiếp tục phô trương sức mạnh, Ấn Độ đối diện với làn sóng phá sản doanh nghiệp và thị trường bất động sản tiếp tục “xì hơi” là những dự báo mới nhất được hãng tin tài chính CNBC đưa ra về tình hình kinh tế châu Á 2013.

CNBC vừa đưa ra một loạt nhận định về các vấn đề kinh tế được cả thế giới quan tâm. Trong đó kinh tế châu Á được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại và đây là thời điểm cuối cùng để châu lục này đối diện với sự mất cân bằng trong cán cân thương mại. Dù vậy các vấn đề sau đây mới là đáng chú ý nhất:
Kinh tế châu Á được dự báo tăng trưởng chậm lại
Kinh tế châu Á được dự báo tăng trưởng chậm lại

1. Trung Quốc sẽ tiếp tục phô diễn sức mạnh
 
Trung Quốc hiện đang cạnh tranh ngày một quyết liệt với Mỹ và các đồng minh của Mỹ khắp châu Á. Bất kể việc siêu cường số 1 thế giới đã chuyển trục trọng tâm về châu Á, CNBC nhận định Trung Quốc sẽ giành thêm thanh thế về quân sự trong năm 2013. 

Hiện nước này đã thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên và có nhiều tranh cãi qua lại với Việt Nam, Philippine tại Biển Đông. Trong khi đó vấn đề Điếu Ngư/Senkaku tiếp tục là điểm nóng trong quan hệ Trung-Nhật. 

Các chính trị gia Trung Quốc sẽ cần phải nỗ lực để có được sự ủng hộ từ người dân ở một thời điểm mà kinh tế đã tăng trưởng chậm lại còn hoài nghi về khối tài sản của gia đình một số lãnh đạo đang tăng lên. Do đó rất có thể Trung Quốc sẽ lại gia tăng việc thể hiện sức mạnh quân sự cũng như có kế hoạch gia tăng quyền lực.

2. Ấn Độ đối diện với sự phá sản của nhiều doanh nghiệp
 
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới có thể phải chứng kiến một đợt phá sản lớn của các doanh nghiệp và hiện tượng này có khả năng làm suy giảm niềm tin của nhà đầu tư. Nhiều doanh nghiệp Ấn Độ từng đi vay vốn nước ngoài này đang cảm nhận được áp lực do đồng nội tệ mất giá. 

Cùng lúc đó việc tăng trưởng chậm lại trong khi một số ngành đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt (nhất là hàng không và viễn thông), giá đầu vào một số mặt hàng đang tăng cao. Do đó rất có thể Ấn Độ sẽ bị hạ xếp hạng tín nhiệm quốc gia, và điều này sẽ có tác động dây chuyền, làm tăng hơn nữa chi phí vốn của các doanh nghiệp và “đẩy” những doanh nghiệp yếu rớt khỏi miệng vực.

3. Bong bóng bất động sản xì hơi
 
Giá bất động sản (BĐS) tại các thị trường chính của châu Á như Singapore, Hong Kong đã tăng không ngừng do lãi suất cho vay thấp còn nhu cầu đầu tư tăng mạnh. Các nhà hoạch định chính sách đang cảnh báo về việc rủi ro đã vượt quá thời kỳ bong bóng BĐS 1997. Ví dụ giá BĐS tại Hong Kong đã tăng 50% kể so với 2009. Ngay cả những chỗ đậu xe cũng có giá ngất ngưởng tới 160.000 USD. 

Nhưng lịch sử sẽ lặp lại tại một số thị trường BĐS châu Á trong năm 2013. Giá sẽ giảm và khối lượng giao dịch sẽ lao dốc. Dù vậy ít có khả năng xảy ra một đợt vỡ bong bóng lớn bởi các chính phủ gần đây đã có giải pháp hạ nhiệt thị trường.  

Thanh Tùng
Tổng hợp

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm