Keangnam: Nổi tiếng, tai tiếng và cái chết cận kề

Keangnam đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng sau bê bối tham nhũng và hành động tự sát của vị chủ tịch Sung Wan-Jong. Ngay sau đó, sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc đã tuyên bố xóa tên của tập đoàn này.

Đế chế sụp đổ

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Tân Giám đốc VinaPhone và “con sóng” đã lặng

* Đường sắt cảnh báo: Mua vé tàu điện tử qua "cò", có thể dính vé giả

* Liên tục “hút máu” cổ đông

* Nhân tài Việt 'chảy máu' Singapore, Thái Lan

* Tỷ phú thêm nghề, nữ đại gia không đếm tiền mình

* Vụ ô nhiễm tại Nhiệt điện Vĩnh Tân 2: EVN có lỗi lớn

Được thành lập từ năm 1951, Keangnam Enterprise là một công ty xây dựng, nằm trong danh sách 20 công ty lớn nhất Hàn Quốc. Tháng 2/1973, Keangnam trở thành doanh nghiệp xây đựng đầu tiên được niêm yết trên sàn chứng khoán Hàn Quốc.

Đây cũng là công ty xây dựng đầu tiên của Hàn Quốc tiến ra thị trường nước ngoài và chính thức ký kết được hợp đồng đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1965. Sau Thái Lan, công ty tiếp tục mở rộng đến Trung Đông, Sri Lanka, Cameroon và Malaysia vào năm 1970. Tới năm 1987, Keangnam được mua lại bởi Daewoo Group trong nhưng rồi chuyện làm ăn bắt đầu gặp khó khăn trong những năm 1999.

Keangnam gắn liền với tên tuổi của vị chủ tịch Sung Wan-jong, một nhân vật huyền thoại trong ngành công nghiệp xây dựng thời bấy giờ. Ông Sung đã mua lại và lèo lái nó tới nhiều thành công lớn, mở rộng doanh thu hàng năm lên đến hơn 2 nghìn tỷ won.

Công ty tại Hàn đang bị cơ quan điều tra
Công ty tại Hàn đang bị cơ quan điều tra

Cổ phiếu của Keangnam cao nhất ở mức 225.000 won trong năm 1994, nhưng đã tụt dốc không phanh sau đó. Cuối năm ngoái, giá cổ phiếu của hãng ở quanh mức 4.800 won nhưng đóng cửa ở mức 113 won vào năm nay. Theo báo cáo tài chính, năm 2013, Công ty Keangnam thua lỗ gần 311 tỉ won, năm ngoái lỗ 408,4 tỉ won.

Trong khi đó, Keangnam lại dính vào một vụ kiện tại Madgascar với nguy cơ phải nộp 110 tỉ won tiền phạt, Cục Giám sát Tài chính Hàn Quốc (FSS) cho biết.

Quyết định mới đây của sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc đã tuyên bố xóa tên Keangnam Enterprise khỏi sàn giao dịch bởi việc làm ăn thua lỗ đã gây tổn thất nặng nề đến nguồn vốn của công ty. Điều này đồng nghĩa với việc tập đoàn cần thêm vốn từ các ngân hàng, hoặc phải thu hút được nhà đầu tư mới để tiếp tục duy trì các dự án trong và ngoài nước.

Các ngân hàng là cổ đông lớn của tập đoàn này bị thiệt hại nặng: Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc - nắm giữ 10,9% cổ phần của tập đoàn - bị mất khoản 20 tỉ won; Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc và Ngân hàng Shinhan mất khoảng 12 tỉ won mỗi đơn vị.

Liên quan tới bê bối chính trị tại Hàn Quốc, Keangnam là tâm điểm của vụ điều tra hối lộ - tham nhũng đang diễn ra, dính dáng tới cả Thủ tướng Lee Wan-koo và một số trợ lý cao cấp của Tổng thống Park Geun-hye.

Ngoài ra, cựu chủ tịch của công ty này là Sung Woan-jong mới tự vẫn vào tuần trước ngay sau khi nhận cáo buộc điều tra tham nhũng. Trước khi chết, ông này đã để lại danh sách những chính trị gia mà ông cho là đã hối lộ, bao gồm cả những phe cánh thân cận của Thủ tướng Park Geun-hye.

Nếu không có nhà đầu tư mua lại hoặc rót vốn mới vào công ty, tòa án sẽ phải tuyên bố Keangnam bị phá sản.

Tai tiếng ở Việt Nam

Chủ nợ chính của công ty Keangnam Enterprises là Korea Trade Insurance và Ngân hàng Shinhan cho biết, họ không chắc chắn về việc làm thế nào để xử lý các dự án ở nước ngoài của Keangnam.

Tại Việt Nam, tập đoàn xây dựng Keangnam Enterprises bắt đầu hoạt động từ năm 2007. Keangnam được biết đến là ông chủ của tòa nhà cao nhất Việt Nam 72 tầng ở Mỹ Đình, Hà Nội. Năm 2008, dự án này cũng từng gây xôn xao dư luận khi cam kết hoàn thành các tòa tháp vào đúng tháng 10/2010, nếu không sẽ chịu mất 100 tỷ đồng.

Sau nhiều tai tiếng liên quan tới tai nạn lao động trong quá trình thi công tòa nhà, dự án này đã phải trải qua cuộc đấu tranh gay gắt giữa cư dân và chủ tòa nhà liên quan tới vấn đề vận hành căn hộ. Giá căn hộ tại đây được rao ở mức cao kỷ lục, tới tận 3.000 USD/m2, tức khoảng 60-80 triệu đồng/m2 tính theo tỷ giá USD bấy giờ. Mỗi căn hộ tại đây được bán với giá 5-6 tỷ đồng, có căn tới 7-8 tỷ đồng.

Đại gia Keangnam Vina đã bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan thuế ngay từ cuối năm 2012. Keangnam Vina đã buộc phải thừa nhận vi phạm chuyển giá với giá trị phải điều chỉnh tới 1.220 tỷ đồng.

Tập đoàn này cũng là chủ thầu của gói thầu xây lắp A4 và A5 thuộc dự án Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Nhưng không những bị chậm tiến độ, khi vừa đưa công trình vào khai thác đã xảy ra sự cố lún, nứt mặt đường.

Ngoài ra, Keangnam còn tham gia dự án hệ thống thu gom, xử lý nước thải thành phố Việt Trì (Vĩnh Phúc) được khởi động từ năm 2009, trị giá hơn 41 triệu USD, trong đó vốn vay ODA của Hàn Quốc gần 33 triệu USD, còn lại là vốn đối ứng của tỉnh.

Koreatimes đưa tin một số dự án xây dựng nước ngoài do Keangnam phụ trách tại Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia và Algeria có nguy cơ đổ vỡ sau khi hãng này bị hủy niêm yết khỏi sàn chứng khoán Hàn Quốc.
 
Theo D.Anh
Vietnamnet

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”