1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

HSBC: Kinh tế Việt Nam vẫn đối mặt nhiều nguy cơ

(Dân trí) - Chậm trễ trong thực hiện tái cơ cấu, trì trệ xử lý nợ xấu và chịu sức ép thị trường hóa, theo HSBC, những vấn đề này đang khiến kinh tế Việt Nam đứng trước nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn đầu tư nước ngoài.

Giá dầu giảm có tác động hai mặt lên kinh tế Việt Nam
Giá dầu giảm có tác động hai mặt lên kinh tế Việt Nam

Hưởng lợi từ giá dầu giảm

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 
Tại báo cáo kinh tế vĩ mô vừa được Ngân hàng HSBC công bố, Việt Nam là nước nhập khẩu ròng về xăng dầu (khoảng gần 0,5 tỷ USD/năm), do đó việc giá dầu giảm sẽ hỗ trợ vị thế thương mại của mình. 

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là nước chú trọng thương mại, đặc biệt là giao thương các sản phẩm không phải dầu mỏ, có nghĩa rằng các nhà sản xuất và xuất khẩu sẽ được lợi từ chi phí đầu vào thấp. 

Theo phân tích của HSBC, giá cả đầu vào giảm sẽ giúp các nhà sản xuất chuyển một phần tiết kiệm cho người tiêu dùng. Và trong xu hướng giảm của giá dầu như hiện nay, nền kinh tế Việt Nam sẽ nhận được những hỗ trợ lớn về nguồn cung, đặc biệt là khi Việt Nam đang cố gắng công nghiệp hoá và gia tăng nhu cầu đối với năng lượng và hàng hoá. 

Với những điều kiện này, lạm phát tăng thấp, theo HSBC, sẽ tạo cơ hội cho Chính phủ tăng các loại chi phí dịch vụ xã hội cũng như giá điện. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính vì thế cũng sẽ dễ dàng cắt giảm lãi suất thị trường mở OMO thêm 50 điểm ở mức 4,5%. 

Nhìn chung, lạm phát tăng chậm ở Việt Nam chủ yếu là do tăng trưởng tín dụng chậm chạp và vòng quay tiền chậm; nhu cầu trong nước trì trệ và nguồn cung dư thừa trên thị trường hàng hoá toàn cầu và nhu cầu tại Trung Quốc giảm.

Mặc dù Việt Nam quyết tâm tái cơ cấu song tiến trình này được đánh giá vẫn còn diễn ra chậm chạp
Mặc dù Việt Nam quyết tâm tái cơ cấu song tiến trình này được đánh giá vẫn còn diễn ra chậm chạp

Nguy cơ thanh khoản trong nước bị o ép

Ở chiều ngược lại, thu nhập từ dầu mỏ thấp hơn sẽ ảnh hưởng đến vị thế tài chính của Việt Nam – HSBC bày tỏ qua ngại. Trong năm 2012, dầu mỏ chiếm 19% trong tổng doanh thu cả nước. Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu cho rằng, nguồn thu ngân sách, đặc biệt là từ dầu mỏ sẽ giảm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến cán cân tài chính. 

Để đối phó với tình hình, Bộ Tài Chính đã có đánh giá khá thận trọng về dầu mỏ, có nghĩa rằng việc thiếu hụt nguồn thu ngân sách sẽ không quá khác biệt so với dự toán tài chính. Việt Nam cũng đã tích luỹ dự trữ ngoại hối khoảng 36 tỷ USD. 

Tuy nhiên, HSBC lo ngại, có một nguy cơ khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) không đáp ứng các điều kiện thị trường một cách kịp thời sẽ dẫn đến việc thanh khoản trong nước bị o ép. Theo đó, nếu NHNN không đáp ứng điều kiện thị trường một cách kịp thời thì có thể xảy ra hai khả năng: một là cho phép cung cầu thị trường những động lực để quyết định tỷ giá USD/VND; và hai là bơm thêm USD vào hệ thống, thanh khoản có thể mỏng.

Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra một nguy cơ khác đối với nền kinh tế là những cải cách chậm chạp Chính phủ đặc biệt là giải quyết các khoản nợ xấu trong hệ thống tài chính. Trong khi Chính phủ luôn nhấn mạnh rằng đang tư nhân hoá các tài sản Nhà nước và nâng cao quản trị doanh nghiệp, nhưng tiến độ thực hiện vẫn còn rất chậm. Những chính sách pháp luật quan trọng vẫn còn bị trì hoãn bao gồm những kế hoạch để dỡ bỏ những rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài bằng việc nâng mức trần sở hữu nước ngoài ở một số lĩnh vực từ mức hiện tại là 49% lên 60%.

Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC) trong khi đó cũng khá chậm chạp trong việc tiến hành bán các khoản nợ. Một phần của vấn đề, theo HSBC, là do Chính phủ miễn cưỡng để cải tổ và thúc đẩy các quy định để giải quyết các khoản nợ khó đòi.

Ngoài ra, HSBC chỉ ra rằng, nhu cầu nước ngoài thấp cũng là một vấn đề. Dữ liệu từ hai năm đầu tiên của tăng trưởng xuất khẩu vẫn còn chậm chạp. Cùng với xuất khẩu, tăng trưởng du lịch cũng có thể yếu trong năm 2015 do cạnh tranh ngày càng tăng lên. 

Bích Diệp
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm