Hội nhập AEC, FTA: Nhiều ngành hoang mang tự vệ, công nghệ thông tin Việt hăm hở “tấn công"

Trước các bước ngoặt lớn của năm 2015 như hội nhập ASEAN (AEC), hiệp định thương mại FTA, nhiều ngành chủ lực truyền thống như thép, mía đường đối diện những thách thức lớn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp CNTT Việt lại khá hăm hở, tự tin mở rộng thị trường, xuất khẩu ra nước ngoài.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, ngành thép đang đối mặt với cạnh tranh khốc liệt, “mía đường cầm chắc thua”, và chăn nuôi có thể ảnh hưởng nặng nề. Theo số liệu điều tra mới đây, 76% doanh nghiệp Việt Nam không biết gì về Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE), 63% doanh nghiệp không hiểu về những cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia AEC.

Trong bức tranh ảm đạm đó, các doanh nghiệp công nghệ thông tin Viêt Nam lại phát đi những tín hiệu tự tin. Viettel ra tuyên bố “Mặt trời không bao giờ lặn ở Viettel", và đẩy mạnh đầu tư không chỉ trong khu vực ASEAN mà còn vào thị trường có GDP trên đầu người lớn gấp 3 lần Việt Nam như Peru. FPT Software dự kiến tiếp tục tăng trường mạnh, sau năm 2014 khá thành công với dấu ấn mua lại một công ty CNTT của Slovakia.

Không chỉ các tập đoàn lớn, mà nhiều “Startup" - các công ty CNTT mới khởi nghiệp, cũng có những bước đi tự tin mở rộng ra thị trường quốc tế. Tại Đại hội Startup 2015 tổ chức ngày 6/2/2015 vừa qua ở Hà Nội, ông Nguyễn Khánh Trình, TGĐ Cleverads - một công ty cung cấp các giải pháp quảng cáo trực tuyến, chia sẻ: “Cleverads hiện đã nằm trong top 3 nhà cung cấp quảng cáo trực tuyến tại Indonesia”. 

Ông Đỗ Tuấn Anh, TGĐ Appota - đơn vị cung cấp kho ứng dụng và game trên mobile, cho biết: “Appota đã đạt mốc 4,5 triệu người dùng tại nước ngoài, trong đó phần lớn ở Indonesia, Thái Lan và Philippines". Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica - đơn vị cung cấp giải pháp đào tạo trực tuyến, cũng công bố đã ký kết hợp tác đào tạo Cử nhân trực tuyến với AMA University, một trường ĐH hàng đầu của Philippines, và triển khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho học viên Thái Lan. Ngoài ra không thể không kể đến “hiện tượng” Flappy Bird của Nguyễn Hà Đông tạo dấu ấn toàn cầu, và các Startup có các nhà sáng lập Việt Kiều cùng với các nhóm phát triển sản phẩm trong nước đã đạt những kết quả ấn tượng như Misfit, InAir, Adatao...

Các
doanh nghiệp CNTT chia sẻ kinh nghiệm xâm nhập thị trường quốc tế.
Các doanh nghiệp CNTT chia sẻ kinh nghiệm xâm nhập thị trường quốc tế.

Theo TS. Phạm Minh Tuấn, TGĐ Tổ hợp công nghệ giáo dục Topica, các Startup công nghệ thông tin Việt có những lợi thế “đi trước” so với hầu hết các nước Đông Nam Á. Theo tạp chí The Economist tháng 7/2014, 3 nước duy nhất ở Đông Nam Á có các Startup đạt quy mô vốn hoá 1 tỷ USD là Malaysia (Grabtaxi), Singapore (Garena) và Việt Nam (VNG). 

Yếu tố thứ nhất tạo thuận lợi cho các Startup phát triển so với khu vực là việc các quỹ đầu tư mạo hiểm như IDG Ventures, DFJ Vinacapital, Cyberagent Ventures đã hoạt động tại Việt Nam từ trên dưới chục năm nay, trong khi các nước khác gần đây mới được quan tâm. Thứ hai, cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp viễn thông trong nước đã tạo ra hạ tầng viễn thông khá rộng khắp và chi phí hợp lý so với các nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia. Thứ ba, các doanh nghiệp xuất khẩu phần mềm đã tạo ra nguồn nhân lực phần mềm dồi dào, nhiều người trong số họ đã sáng lập hoặc gia nhập các Startup thành công.

Theo
bảng xếp hạng của Netindex - Tiêu chuẩn toàn cầu về thang đo Internet năm 2014
Theo bảng xếp hạng của Netindex - Tiêu chuẩn toàn cầu về thang đo Internet năm 2014 hạ tầng viễn thông Việt nam đứng thứ 57/198, trên Australia một bậc.

“Bản năng của các Startup là luôn tìm ra giải pháp kể cả trong những điều kiện khó khăn nhất", TS. Tuấn chia sẻ. “Do đó, khi kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, và các cơ chế chưa thuận lợi, họ không ngồi kêu ca mà tận dụng các thế mạnh nói trên để tranh thủ ‘tấn công' các thị trường nước ngoài, đặc biệt là trong khu vực ASEAN. Năm vừa qua, nhiều Startup mới đã giành được những khoản đầu tư, giải thưởng quốc tế trong quá trình xông xáo tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường: Antoree, Babyme, Beeketing, HiSella, Moneylover, Tappy ,Ticketbox, Triip, Zinmed… Chúng tôi đều chia sẻ khát vọng đưa tên tuổi và sản phẩm công nghệ Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, chứ không chỉ ngồi chờ để đối phó với các đối thủ nước ngoài vào Việt Nam.”

Được biết, Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica là một trong những đơn vị đào tạo trực tuyến lớn nhất Đông Nam Á và là đơn vị tiên phong xuất khẩu công nghệ E-learning của Việt Nam khi ký kết hợp tác với ĐH AMA Philippines hồi tháng 6/2014 và triển khai chương trình luyện nói tiếng Anh trực tuyến cho học viên Thái Lan đầu năm 2015. Hơn 500 nhân viên và 1.400 giảng viên của đơn vị này đang giành nhiều tâm huyết với mong muốn giúp hàng triệu người được học tập các chương trình chất lượng cao.

Đặc biệt, nhiều bạn trẻ đang học tập hay làm việc với mức lương “nghìn đô” ở Mỹ, Singapore, Thái Lan đã gia nhập đại gia đình Topica để cùng thực hiện khát vọng xuất khẩu công nghệ giáo dục ra thế giới.

Theo
bảng xếp hạng của Netindex - Tiêu chuẩn toàn cầu về thang đo Internet năm 2014
Từ bỏ công việc với mức lương nghìn đô tại Thái Lan, Hồng Lĩnh quay trở về Việt Nam làm cho Topica với mong muốn góp phần đưa công ngh giáo dục Việt Nam ra thế giới.

Các nhân viên và quản lý ở đây trải qua đánh giá năng lực, xét bổ nhiệm và tăng lương 6 tháng một lần với phương pháp đánh giá chuẩn quốc tế và hưởng các cơ chế khuyến khích đa dạng: thưởng năng suất, thưởng sáng kiến,... Các quản lý ở đây có độ tuổi trung bình là 28, có lãnh đạo trẻ nhất được bổ nhiệm năm 23 tuổi.

Hiện tại, Topica đang tái khởi động Đợt 3 sau thành công của các chương trình tuyển dụng lãnh đạo trẻ “22 CEO tương lai”, để tìm kiếm những nhân tài cùng tiếp tục phát triển và mở rộng ra quốc tế. Mục tiêu là tuyển dụng 4 người bắt đầu từ vị trí Giám đốc Trung tâm và 9 Trưởng phòng các đơn vị. Họ sẽ trải qua 6 tháng bồi dưỡng ở 3 vị trí khác nhau tại Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng, Manila hoặc Bangkok, và sau đó tiếp tục tôi luyện, cống hiến để trở thành CEO, lãnh đạo các đơn vị của Topica sau 5 năm.
 

 "Chương trình tuyển dụng lãnh đạo trẻ “22 CEO Tương lai”: http://22ceo.topica.vn

Ứng viên cho vị trí CEO tương lai gửi CV trực tiếp qua email: 22ceo@topica.edu.vn. Hạn cuối đăng ký: 31/03/2015. Hotline: 0913 340 789

Tổ hợp Công nghệ Giáo dục Topica là đơn vị đào tạo trực tuyến hàng đầu Đông Nam Á. Topica Uni cung cấp hạ tầng và dịch vụ cho 8 trường Đại học, trong đó có các trường tốp đầu, ở Philippines và Việt Nam, để triển khai các chương trình Cử nhân trực tuyến chất lượng cao. Topica Native cung cấp các khoá luyện nói tiếng Anh trực tuyến với giáo viên bản ngữ ở Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, và là nơi đầu tiên trên thế giới triển khai ứng dụng luyện nói qua Google Glass. Topica Founder Institute là chương trình huấn luyện khởi nghiệp duy nhất ở Việt Nam có các học viên tốt nghiệp đã nhân được tổng vốn đầu tư gần 10 triệu USD sau 3 năm. Topic64, dự án tiền thân của Topica do Chủ tịch Microsoft Bill Gates khởi động tháng 4/2006. Đội ngũ Topica hiện nay có 500 nhân viên, 1.400 giảng viên tại các văn phòng Manila, Singapore, Bangkok, Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng".

 

Mai Ngọc

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”