Hoảng hồn với kiểu bán tên thu tiền của taxi

Có những hãng đến nay đã bị mua bán qua 3 -4 tay, hoạt động không có người điều hành quản lý, không bến bãi thậm chí là không có chủ doanh nghiệp thực sự.

Taxi Thanh Nga, một trong những hãng taxi được nhiều khách hàng Thủ đô nhưng cũng có hàng loạt vi phạm. Đang nói nhất là hãng có 622 xe mà có hơn 700 lái xe trong khi theo quy định là mỗi xe hoạt động 24/24 tiếng thì phải có tối thiểu 2 lái xe.

 

Trong khi đó, doanh nghiệp này giao khoán xe 24/24 tiếng cho lái xe, như vậy không không quản được lái xe mà còn rất thiếu an toàn trong quá trình lưu thông khi lái quá nhiều, gây mệt mỏi và tai nạn.

 

Doanh nghiệp vi phạm nhiều nhất có thể kể đên taxi Mùa Xuân của Công ty Hùng Hải Khuê và taxi Phú Gia. Hai hãng này đều đã bị bị đình chỉ hoạt động vì quản lý lỏng lẻo, hoạt động kinh doanh theo quy định... Thậm chí, không có bộ máy điều hành, bến bãi... và chỉ có 4, 5 đầu xe còn lại là đi thuê.

 

Chánh Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Hào còn cho biết: "ngoài lỗi không có bộ máy điều hành thì điều đáng nói nhất là hãng taxi này đã bị mua đi bán lại rất nhiều lần. Người làm chủ hãng taxi Phú Gia hiện nay cũng là người mới mua lại".

 

Hoảng hồn với kiểu bán tên thu tiền của taxi  - 1
Nhiều hãng taxi chỉ còn là cái tên để bán biển bảng thu tiền.

 

Cùng theo cơ quan quản lý, cũng do việc mua đi bán lại, nên các hãng này chỉ còn mỗi cái tên, ông chủ không biết có nhiêu xe, làm gì ở đâu, lãi xe cũng không cần biết đến chủ hãng là hãng là ai. Kiểu quản lý ở đây cũng rấ lạ đời, Công ty Phú Gia ký với các lái xe taxi đang hoạt động chỉ là hợp đồng về việc sử dụng bộ đàm và đồng hồ tính tiền, theo đó mỗi tháng lái xe chỉ phải trả cho công ty này 800.000 đồng là hết trách nhiệm.

 

Cũng tương tự, ở TPHCM, Hợp tác xã du lịch vận tải dịch vụ lữ hành số 2 cũng không có bộ đảm quản lý xe, không có bộ máy điều hành, không có  hồ sơ quản lý lái xe, không có bến bãi tập kết xe giao ca... Ngoài ra, theo báo cáo trên giấy tờ, đơn vị này có 52 xe, nhưng kiểm tra thực tế chỉ có 26 xe. Khi Thanh tra Bộ yêu cầu huy động xe về kiểm tra thì công ty chỉ điều về được có 4 xe. Hãng taxi này đã bị đình chỉ hoạt động và tước giấy phép kinh doanh.

 

Theo các cơ quan quản lý, kẽ hở lớn nhất hiện nay là không có quy một doanh nghiệp có bao nhiêu xe taxi mới được thành lập. Việc doanh nghiệp được thuê tài chính và thuê xe để hoạt động dẫn đến nhiều doanh nghiệp khả năng tài chính, số lượng đầu phương tiện có hạn, thậm chí có dăm ba xe taxi cũng thành lập doanh nghiệp.

 

Chính việc cho phép các doanh nghiệp thuê xe và không phải chính chủ dẫn đến hiện tượng khoán cho taxi trả góp, thuê phương tiện đeo thương hiệu và "bán cái". Mỗi xe mua thương hiệu chỉ cần đóng tiền thuế hàng tháng cho hãng, ăn chia phần trăm vì vậy mà nhiều doanh nghiệp không thống kê hết số xe.

 

Đau đầu về điều này, Sở Giao Thông vận tải Hà Nội cho biết, thuê xe là bán thương hiệu. Khi đã bán thương hiệu rồi thì chỉ thu tiền hàng tháng và không hề quản lý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng trộm cắp của khách, trộm cước taxi, dừng đỗ bừa bãi. Trong khi đó, các quy định tại Luật doanh nghiệp, Nghị định của Chính phủ và các Thông tư, quyết định của Bộ đều không cấm việc này.

 

Theo Phượng Hùng
VEF