Hồ Tây: Chốn an cư lý tưởng của ngoại kiều

(Dân trí) - Nếu như phố cổ là địa điểm du lịch yêu thích của những vị khách nước ngoài khi đến thăm Hà Nội thì Hồ Tây chính là “mái ấm” mà các cư dân ngoại quốc chọn lựa cho mình khi hoà nhịp cùng lối sống Thủ đô.

Theo thống kê mật độ cư trú thì lượng khách nước ngoài tập trung sinh sống tại Hồ Tây luôn có tỉ lệ cao hơn so với các khu vực khác trên địa bàn nội đô thành phố. Trong năm 2016, lượng người nước ngoài lưu trú lâu dài trên địa bàn quận là hơn 4.000 người.

Theo các chuyên gia lý giải, ngoài khoảng cách ngắn chỉ 10-15 phút chạy xe tới khu vực trung tâm thì Hồ Tây có những đặc điểm của khu vực sống lý tưởng đối với khách ngoại quốc bao gồm mật độ dân số thấp và không gian thiên nhiên mặt hồ cực lớn. Đó là những yếu tố cực kỳ quý giá đối với họ, những người đã quá chán ngán với cuộc sống đô thị ngột ngạt, bức bối chỉ có bê tông và xe cộ.

Chính vì thế, cùng với sự hình thành của cộng đồng cư dân quốc tế ban đầu tại Hồ Tây kèm theo sự phát triển của những tiện ích đi kèm như nhà hàng kiểu Âu, quán bar mở muộn, cửa hàng tiện ích có đồ nhập khẩu, v.v., những người nước ngoài đang sống tại Hồ Tây cứ “rỉ tai” nhau, khiến cộng động quốc tế ở đây ngày càng đông đảo.

Trong số các khu vực được nhiều người chọn sống có thể kể đến khu vực đường Lạc Long Quân, Âu Cơ, Xuân Diệu hay nổi tiếng nhất là Ciputra - mô hình đô thị khép kín đầu tiên tại Hà Nội mang đến chuẩn sống quốc tế cho cư dân Thủ đô. Theo thống kê, tỷ lệ cư dân “Tây” sống tại khu đô thị này lên đến gần 40% trong tổng số hơn 7000 cư dân, một con số vô cùng ấn tượng nếu so sánh với các khu đô thị khác của Thủ đô.

Đêm hội Trăng rằm 2017 dành cho cư dân Ciputra
Đêm hội Trăng rằm 2017 dành cho cư dân Ciputra

Bên cạnh dịch vụ an ninh đạt chuẩn quốc tế của một khu đô thị khép kín - yếu tố mang lại cảm giác an toàn cho các cư dân ngoại quốc luôn đề cao quyền riêng tư cá nhân, Ciputra sở hữu một cảnh quan môi trường xanh rộng lớn lên tới 77 ha cho cây xanh, mặt nước. Sự gần gũi với thiên nhiên, thân thiện với môi trường “environmental friendly" không chỉ thể hiện trong quy hoạch và thiết kế của từng ngôi nhà, căn hộ, tiện ích trong nội khu mà còn thể hiện trong cả văn hoá sống sinh thái Eco-culture riêng có tại nơi đây.

Con đường sinh thái 7km dành riêng cho người đi bộ và đạp xe
Con đường sinh thái 7km dành riêng cho người đi bộ và đạp xe

Anh Stephen, một chuyên gia nước ngoài đã sống tại Việt Nam 10 năm với nhiều trải nghiệm sinh sống khác nhau, hiện đang sinh sống tại khu đô thị Tây này cho biết: “Tôi rất hạnh phúc với cuộc sống ở đây vì văn hoá sống sinh thái rất gần với những gì tôi đã quen thuộc ở quê nhà. Tại khu đô thị, ban quản lý đặt thùng rác ở ngoài mỗi căn nhà, rác được đổ mỗi ngày và tái chế. Trong khu đô thị, cũng có biển báo vật nuôi phải được đeo xích và chủ phải thu dọn chất thải từ vật nuôi. Có lẽ với người Việt Nam, đó là điều mới mẻ nên dường như không có Khu đô thị nào lưu tâm, nhưng đối với chúng tôi, đó là những tiêu chuẩn thông thường của cuộc sống nên Ciputra thực sự làm tôi hài lòng.”

Cư dân quốc tế chiếm gần 40% trên tổng số cư dân toàn khu.
Cư dân quốc tế chiếm gần 40% trên tổng số cư dân toàn khu.

Bên cạnh đó, sự yên tĩnh cũng là yếu tố Stephen và các cư dân nước ngoài đánh giá cao. Stephen chia sẻ: “Từng sống tại các địa điểm khác tại Hà Nội, tôi đã từng bị ám ảnh bởi tiếng ồn của nhà hàng xóm xung quanh khi sửa nhà gần như là 24/24 kể cả khi nửa đêm, hoặc tiếng xe cộ ngoài đường lẫn tiếng nói cười trò chuyện của nhà hàng xóm. Nhưng tại Ciputra, tiếng ồn là một khái niệm “ngoại biên”, không bao giờ xâm phạm và phá vỡ sự yên bình vốn là “đặc sản” và bản sắc của nơi này”

“Tôi đã đổi căn hộ 2 phòng ngủ ồn ào của mình tới một căn nhà 4 phòng ngủ với đầy ắp sự yên bình, tĩnh lặng và trong lành. Mặc dù có thể về chi phí đầu tư là đắt hơn nhưng thực tế chi phí sinh hoạt lại rẻ hơn vì tôi không phải mất nhiều công sức thêm nữa để tìm kiếm nơi ”an cư” lý tưởng. Tôi thường ngồi thưởng thức cà phê và đọc sách bên cạnh cửa sổ hướng ra thiên nhiên xanh mướt và tận hưởng không gian lắng đọng thật yên bình. Chúng tôi cảm thấy rất may mắn khi được là cư dân tại Ciputra”, Stephen kết luận.

Được sống hạnh phúc tại Khu đô thị quốc tế Ciputra là một đặc quyền và cũng là một may mắn. Sở dĩ nói như vậy, một phần là vì cơ hội cho các cư dân mới muốn gia nhập cộng đồng sống xanh, văn minh chuẩn “Tây” này là không nhiều. Tiêu biểu, trong năm qua, Ciputra chỉ đưa ra 161 căn biệt thự cận kề 25ha công viên xanh và số ít các căn hộ thuộc khu The Link 345.

Theo thông tin mới nhất từ chủ đầu tư, các cư dân mong muốn gia nhập cộng đồng cư dân quốc tế Ciputra có thể tới thăm quan căn hộ thực tế và nhà mẫu để trải nghiệm không gian sống hòa cùng thiên nhiên cùng chiêm ngưỡng thiết kế căn hộ sang trọng hiện đại tại hai tòa The Link 3 và The Link 4.

Hà Anh