1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Hành trình bền vững của những chiếc vỏ hộp giấy

(Dân trí) - Bền vững ngay từ nguồn nguyên liệu đầu vào cho đến khi được tái chế thành các sản phẩm hữu ích sau khi sử dụng xong là những gì làm nên hành trình bền vững của những chiếc vỏ hộp giấy Tetra Pak.

Những chiếc vỏ hộp giấy đựng thực phẩm lỏng như hộp sữa, hộp nước quả… với thiết kế, mẫu mã đa dạng không còn xa lạ với người dân Việt Nam. Với thành phần 75% là giấy bìa, 20% là màng PE và 5% là nhôm, những chiếc hộp giấy này được coi là sản phẩm bền vững không chỉ ở nguyên liệu đầu vào hay quá trình sản xuất mà còn có thể được tái chế 100%. Điều này thể hiện cách nhìn của nhà sản xuất – Tetra Pak về phát triển bền vững trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm.

Hành trình bền vững của những chiếc vỏ hộp giấy - 1
Quy trình tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống thành các sản phẩm có ích.

Cụ thể, nguyên liệu giấy cho những chiếc vỏ hộp giấy của Tetra Pak được lấy từ những cánh rừng tái sinh, luôn được trồng mới và có kiểm soát chặt chẽ tại Bắc Âu với chứng nhận FSC là chứng chỉ đảm bảo rừng được khai thác có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

Bìa giấy sẽ được chuyển tới nhà máy Tetra Pak tại Bình Dương, ép cùng màng nhôm siêu mỏng và màng PE và sau đó được chuyển đến các nhà máy sản xuất sữa và đồ uống để tạo ra những hộp sữa, hộp nước quả… như thường thấy tại các siêu thị.

Được biết, hoạt động từ tháng 7 năm 2019, nhà máy sản xuất vật liệu hộp giấy này là một trong các nhà máy đầu tiên tại Việt Nam áp dụng chứng chỉ khắt khe nhất về môi trường – LEED vàng phiên bản 4 của Hội đồng Xây dựng Xanh Hoa Kỳ. Nhà máy có khả năng tái sử dụng hơn 21 triệu lít nước một năm, tiết kiệm 36% năng lượng sử dụng và giảm phát thải 4.000 tấn CO2 một năm.

Sau khi sử dụng xong, các vỏ hộp giấy đựng đồ uống có thể được tái chế thành những sản phẩm có ích như lõi giấy, tập sách, hộp carton, túi giấy, tấm lợp sinh thái…

Hành trình bền vững của những chiếc vỏ hộp giấy - 2
Bảo sao “Dreams of weight” của nhà thiết kế Tây Ban Nha Nituniyo được làm từ 3.000 cuộn giấy tái chế.

Để các vỏ hộp giấy đựng đồ uống đủ tiêu chuẩn tái chế, người dùng chỉ cần thực hiện các bước đơn giản là cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp và bỏ vào đúng nơi quy định. Vỏ hộp sữa sau đó sẽ được công ty Lagom (tại Hà Nội) và doanh nghiệp xã hội NHC (tại TP. Hồ Chí Minh) thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển đến Nhà máy Giấy Đồng Tiến để tái chế.

Hành trình bền vững của những chiếc vỏ hộp giấy - 3

Vỏ hộp giấy đựng đồ uống có thể được tái chế thành nhiều sản phẩm có ích.

Tetra Pak “ấp ủ” tham vọng sẽ giới thiệu vỏ hộp giấy được làm 100% từ vật liệu có nguồn gốc thực vật vào năm 2022 và hướng tới việc toàn bộ vỏ hộp giấy đựng đồ uống sẽ được thu gom để tái chế.

Đây cũng là động lực để hãng triển khai chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa học đường cho trên 1.400 trường tiểu học, mầm non tại hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong năm 2019 cũng như nhân rộng mô hình tới Đà Nẵng và Bình Dương vào năm 2020.

Bên cạnh đó, hãng đã phối hợp với các đối tác thiết lập mạng lưới gần 30 điểm thu gom vỏ hộp sữa công cộng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Dự kiến, mạng lưới này sẽ không ngừng được mở rộng để người tiêu dùng có thể mang các vỏ hộp giấy đựng đồ uống đã qua sử dụng tới thu gom và tái chế thuận tiện hơn.

Hành trình bền vững của những chiếc vỏ hộp giấy - 4
Vỏ hộp giấy đựng đồ uống của Tetra Pak là sản phẩm bền vững vì có thể tái chế 100%.

Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (World Bank), Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, chất thải phát sinh đã tăng rất nhanh, đến mức hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy cũng như yêu cầu tài chính cho các hệ thống này không thể theo kịp với khối lượng chất thải gia tăng.

Vì vậy, những nỗ lực tạo một vòng đời bền vững cho sản phẩm của Tetra Pak có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần giảm lượng rác thải sinh hoạt ra môi trường hiện nay, từ đó thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, ít phát thải carbon.

Để ghi nhận những nỗ lực này, vừa qua, Phòng thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vinh danh Tetra Pak là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong phát triển bền vững tại Việt Nam năm 2019.

Tetra Pak đặt mục tiêu lan tỏa và hình thành thói quen thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp giấy đựng đồ uống không chỉ ở các trường học mà còn tại gia đình, từ đó mang đến một vòng đời mới cho vỏ hộp giấy.

Người tiêu dùng có thể tiến hành thu gom, phân loại vỏ hộp sữa tại nhà và mang đến gần 30 điểm thu gom vỏ hộp sữa công cộng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hoặc các trường học tham gia chương trình. Truy cập website www.taichevohopsua.com để tra cứu các điểm thu gom vỏ hộp sữa công cộng gần mình nhất.