“Hạn chế hình sự hóa” trong lĩnh vực ngân hàng?
Trong phát biểu bế mạc hội nghị toàn quốc triển khai nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính phủ sẽ sớm họp để thảo luận về đề án công ty mua bán nợ.
Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và đề án thành lập công ty quản lý tài sản Việt Nam dự kiến sẽ được Ngân hàng Nhà nước báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị, Ngân hàng Nhà nước sẽ hoàn chỉnh và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hàng loạt cơ quan được yêu cầu vào cuộc trong vấn đề giải quyết nợ xấu.
Trong dự thảo nghị quyết “Về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu” của Chính phủ, nội dung “xử lý nợ xấu” cũng đã được đề cập khá chi tiết.
Theo dự thảo, phải “hạn chế hình sự hoá các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng; ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý về mặt kinh tế, dân sự để khắc phục hậu quả và thu hồi tối đa tiền, tài sản cho ngân hàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp chây ỳ trả nợ ngân hàng, cố ý làm trái và gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng”.
Dự thảo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản…để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu.
Bên cạnh đó, phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ và hỗ trợ doanh nghiệp, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam trong tháng 1/2013.
Một cơ quan khác là Bộ Tài chính cũng được yêu cầu vào cuộc trong vấn đề nợ xấu, theo đó phải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phát hành công cụ nợ của Chính phủ để xử lý nợ xấu của các ngân hàng chính sách, nợ xấu do cho vay theo chỉ định của Chính phủ, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngoài ra, phải xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012.
Trong quý 2/2013, phải trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý nợ của doanh nghiệp thay thế Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về xử lý nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng theo hướng tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý nợ, xử lý kịp thời nợ xấu đã phát sinh và ngăn chặn khả năng phát sinh nợ xấu mới; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, thắt chặt quản lý đầu tư của doanh nghiệp.
Một điểm đáng chú ý khác là sẽ hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ tồn đọng và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Về phía các bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phải hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Trong quý 1/2013, Bộ Tư pháp phải ban hành thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ nhanh chóng, thuận tiện; đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng và giúp tổ chức tín dụng thu hồi tài sản sớm nhất.
Các cơ quan công an, tư pháp và toà án phối hợp đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
Theo dự thảo, phải “hạn chế hình sự hoá các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực ngân hàng; ưu tiên áp dụng các biện pháp xử lý về mặt kinh tế, dân sự để khắc phục hậu quả và thu hồi tối đa tiền, tài sản cho ngân hàng. Xử lý nghiêm theo pháp luật những trường hợp chây ỳ trả nợ ngân hàng, cố ý làm trái và gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng”.
Dự thảo yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiến hành rà soát, đánh giá lại nợ xấu; tiến hành phân loại các khoản nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và theo các loại tài sản bảo đảm, nợ xấu trong bất động sản, nợ xây dựng cơ bản…để có các giải pháp xử lý phù hợp với từng loại hình nợ xấu.
Bên cạnh đó, phải sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động tín dụng nhằm kiểm soát, hạn chế rủi ro cho các tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện các quy định về tín dụng, an toàn hoạt động và phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro.
Ngân hàng Nhà nước cũng được yêu cầu phải chỉ đạo các tổ chức tín dụng chủ động triển khai các giải pháp tự xử lý nợ xấu như đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý, thu nợ; tiếp tục cơ cấu lại nợ và hỗ trợ doanh nghiệp, bán nợ xấu cho các công ty quản lý tài sản, mua bán nợ; kiểm soát chặt chẽ và tiết giảm chi phí hoạt động để tích cực trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu; đồng thời, triển khai các giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước phải khẩn trương tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động của công ty quản lý tài sản Việt Nam trong tháng 1/2013.
Một cơ quan khác là Bộ Tài chính cũng được yêu cầu vào cuộc trong vấn đề nợ xấu, theo đó phải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án phát hành công cụ nợ của Chính phủ để xử lý nợ xấu của các ngân hàng chính sách, nợ xấu do cho vay theo chỉ định của Chính phủ, nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước theo Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 01 tháng 3 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ và phương án xử lý nợ xấu của Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngoài ra, phải xây dựng và triển khai phương án xử lý nợ xấu của doanh nghiệp nhà nước trong quá trình thực hiện cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước theo đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011 - 2015” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012.
Trong quý 2/2013, phải trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý nợ của doanh nghiệp thay thế Nghị định 69/2002/NĐ-CP ngày 12/7/2002 của Chính phủ về xử lý nợ tồn đọng đối với các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng theo hướng tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo doanh nghiệp trong việc quản lý nợ, xử lý kịp thời nợ xấu đã phát sinh và ngăn chặn khả năng phát sinh nợ xấu mới; nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước, thắt chặt quản lý đầu tư của doanh nghiệp.
Một điểm đáng chú ý khác là sẽ hoàn thiện mô hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) nhằm tăng cường năng lực và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng như hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ tồn đọng và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước.
Về phía các bộ, cơ quan, địa phương, các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phải hỗ trợ các tổ chức tín dụng hoàn thiện các hồ sơ pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm tiền vay để sớm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Trong quý 1/2013, Bộ Tư pháp phải ban hành thông tư liên tịch về xử lý tài sản bảo đảm; sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các quy định về bán, xử lý tài sản bảo đảm tiền vay để giúp ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo, thu hồi nợ nhanh chóng, thuận tiện; đổi mới, nâng cao hiệu quả thi hành án dân sự để bảo vệ quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng và giúp tổ chức tín dụng thu hồi tài sản sớm nhất.
Các cơ quan công an, tư pháp và toà án phối hợp đẩy nhanh tiến độ và xử lý dứt điểm các vụ án có liên quan đến hoạt động ngân hàng và thi hành các vụ án dân sự để tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thu hồi nợ, giảm nợ xấu và tạo điều kiện mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.
Theo Hoài Ngân
VnEconomy