Hà Nội sẽ thiếu điện
Theo Quy hoạch phát triển điện lực TP Hà Nội và tỉnh Hà Tây (cũ), giai đoạn năm 2006-2010 có xét đến năm 2015 đã được Bộ Công thương phê duyệt, trong giai đoạn năm 2006-2010 khối lượng các công trình lưới điện 220kV-110kV cần được đầu tư xây dựng rất lớn.
Tuy nhiên, khối lượng thực tế đạt được thấp hơn nhiều so với dự kiến, nhất là lưới điện 220kV đã không đóng điện được một công trình nào (trừ TBA 220kV Vân Trì đã xây dựng xong, nhưng đường dây đấu nối lại chưa xây dựng).
Công nhân chi nhánh điện Thanh Trì lắp mới trạm biến áp tại thị trấn Văn Điển.
Ảnh: Trung Kiên
Ảnh: Trung Kiên
Đã từng... chậm tiến độ
Để bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội trong các năm 2010, 2011, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn EVN và Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HNPC) đầu tư các công trình cấp bách. Theo đó, mỗi trạm 220kV Chèm, Hà Đông, Mai Động đã được nâng công suất lên 250MVA, hoàn thành xây dựng trạm 220kV Vân Trì và cải tạo thay dây 220kV Thường Tín - Mai Động; đóng điện đưa vào vận hành 24 công trình lưới điện 110kV với tổng công suất các trạm 110kV tăng thêm 459MVA và 81,5km đường dây. Vì vậy, năm 2010-2011, về cơ bản lưới điện đã bảo đảm cung cấp cho Hà Nội phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân và các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng. Tuy nhiên, do năm 2011 không có công trình lưới điện 220kV xây mới nào được thực hiện, nên hiện nay hầu hết lưới điện 220kV cấp điện cho Hà Nội vận hành trong tình trạng đầy tải, quá tải.
EVN HNPC cho biết, năm 2012 nhu cầu tiêu thụ điện của Hà Nội được tính toán theo 2 phương án cao và cơ sở. Theo đó, phương án cơ sở, điện thương phẩm tăng trưởng 13% so với năm 2011, tương ứng với sản lượng 10,76 tỷ kWh, công suất khoảng 2.400MW; phương án cao, điện thương phẩm tăng trưởng 14% so với năm 2011, tương ứng sản lượng điện 10,86 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng dự báo cao hơn dự kiến đã được phê duyệt tại quy hoạch phát triển điện lực Hà Nội giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020. Theo báo cáo, đến nay EVN đã hoàn thành đưa vào vận hành các công trình lưới điện 500kV quan trọng xung quanh TP Hà Nội và tăng cường khả năng truyền tải công suất từ các nguồn điện lớn như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, các nhà máy nhiệt điện khu Đông Bắc để cấp điện cho Hà Nội, như trạm 500kV Quảng Ninh, máy 2 trạm 500kV Thường Tín, máy 2 trạm 500kV Nho Quan, trạm 500kV Hiệp Hòa và các đường dây 500kV Quảng Ninh - Thường Tín, Sơn La - Hiệp Hòa. Như vậy, kết cấu lưới điện 500kV xung quanh khu vực Hà Nội hoàn toàn đáp ứng cung cấp điện an toàn tin cậy cho Hà Nội trong năm 2012. Nhưng, việc bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội trong năm nay cũng như các năm tiếp theo sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ đầu tư xây dựng và đóng điện vận hành của các công trình lưới điện 220kV-110kV. Cụ thể, quý I năm nay, EVN sẽ đưa vào vận hành đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa để truyền tải công suất từ Nhà máy thủy điện Sơn La tới khu vực phía bắc Hà Nội. Việc truyền tải để cấp điện cho Hà Nội sẽ không thực hiện được, nếu các đường dây 220kV Vân Trì - Sóc Sơn và Vân Trì - Chèm chậm tiến độ.
Tiếp tục chậm, Hà Nội sẽ thiếu điện
Để đáp ứng nhu cầu phụ tải của Hà Nội khoảng 2.400MW, theo dự kiến sẽ cần nhu cầu tổng dung lượng các trạm 220kV trên địa bàn khoảng 3.200MVA. Trong khi đó, đến nay tổng công suất các trạm 220kV trên địa bàn Hà Nội mới có 2.750MVA, do vậy để đáp ứng nhu cầu điện cho Hà Nội trong năm nay cần bổ sung công suất khoảng 500MVA cho trạm 220kV và quan trọng là phải đưa vào vận hành đường dây 220kV Vân Trì - Sóc Sơn trước tháng 5 mới bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội trong mùa khô. Trong trường hợp không có thêm trạm 220kV nào được vận hành, năm nay Hà Nội sẽ chỉ có 5 trạm/11 máy biến áp 220kV và hỗ trợ từ TBA 220kV Phố Nối. Như vậy, khu vực Hà Nội sẽ luôn trong tình trạng đầy, quá tải ngay cả trong chế độ vận hành bình thường, thậm chí có thể quá tải đến 150% khi bị sự cố. Kể cả trong trường hợp nhu cầu phụ tải tăng trưởng thấp hơn với dự báo vẫn xảy ra tình trạng lưới điện bị đầy tải, quá tải. Đáng lo ngại, các đường dây bị đầy tải, quá tải đều là các đường dây có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội, như các trạm 220kV Chèm, Hà Đông, Mai Động, các đường dây 220kV Hòa Bình - Hà Đông, Hòa Bình - Xuân Mai… nên có khả năng phải cắt 15-20% phụ tải ở một số khu vực của Hà Nội (quận Hà Đông và các huyện Đông Anh, Gia Lâm).
Trong số các công trình lưới điện cần đưa vào vận hành, công trình trạm biến áp 220kV Vân Trì, các đường dây 220kV Vân Trì - Sóc Sơn, Vân Trì - Chèm có tính cấp thiết nhất, vì ngoài vai trò cấp điện trực tiếp các phụ tải phía bắc TP, còn truyền tải nguồn điện vào khu vực trung tâm, giảm tình trạng đầy tải, quá tải cho các đường dây 220kV từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình về Hà Nội và tăng tính tối ưu trong vận hành hệ thống.
Ngoài ra, năm nay EVN HNPC cũng tập trung thực hiện đưa vào vận hành trạm 110kV Phúc Thọ, Phùng Xá sau khi cải tạo, nâng công suất; xây dựng mới trạm Trôi và nhánh rẽ, trạm Linh Đàm, Bắc An Khánh, Quang Minh; cải tạo các đường dây Hà Đông - Vân Đình, Mai Động - Bờ Hồ, Đông Anh - Gia Lâm, Nghĩa Đô - Thanh Xuân - Thành Công, Văn Điển - Tía, Đông Anh - Vân Trì.
Để bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội trong các năm 2010, 2011, Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tập đoàn EVN và Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội (EVN HNPC) đầu tư các công trình cấp bách. Theo đó, mỗi trạm 220kV Chèm, Hà Đông, Mai Động đã được nâng công suất lên 250MVA, hoàn thành xây dựng trạm 220kV Vân Trì và cải tạo thay dây 220kV Thường Tín - Mai Động; đóng điện đưa vào vận hành 24 công trình lưới điện 110kV với tổng công suất các trạm 110kV tăng thêm 459MVA và 81,5km đường dây. Vì vậy, năm 2010-2011, về cơ bản lưới điện đã bảo đảm cung cấp cho Hà Nội phục vụ sản xuất, đời sống sinh hoạt của nhân dân và các sự kiện chính trị - xã hội quan trọng. Tuy nhiên, do năm 2011 không có công trình lưới điện 220kV xây mới nào được thực hiện, nên hiện nay hầu hết lưới điện 220kV cấp điện cho Hà Nội vận hành trong tình trạng đầy tải, quá tải.
EVN HNPC cho biết, năm 2012 nhu cầu tiêu thụ điện của Hà Nội được tính toán theo 2 phương án cao và cơ sở. Theo đó, phương án cơ sở, điện thương phẩm tăng trưởng 13% so với năm 2011, tương ứng với sản lượng 10,76 tỷ kWh, công suất khoảng 2.400MW; phương án cao, điện thương phẩm tăng trưởng 14% so với năm 2011, tương ứng sản lượng điện 10,86 tỷ kWh. Tốc độ tăng trưởng dự báo cao hơn dự kiến đã được phê duyệt tại quy hoạch phát triển điện lực Hà Nội giai đoạn 2011-2015 có xét đến năm 2020. Theo báo cáo, đến nay EVN đã hoàn thành đưa vào vận hành các công trình lưới điện 500kV quan trọng xung quanh TP Hà Nội và tăng cường khả năng truyền tải công suất từ các nguồn điện lớn như Nhà máy thủy điện Hòa Bình, các nhà máy nhiệt điện khu Đông Bắc để cấp điện cho Hà Nội, như trạm 500kV Quảng Ninh, máy 2 trạm 500kV Thường Tín, máy 2 trạm 500kV Nho Quan, trạm 500kV Hiệp Hòa và các đường dây 500kV Quảng Ninh - Thường Tín, Sơn La - Hiệp Hòa. Như vậy, kết cấu lưới điện 500kV xung quanh khu vực Hà Nội hoàn toàn đáp ứng cung cấp điện an toàn tin cậy cho Hà Nội trong năm 2012. Nhưng, việc bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội trong năm nay cũng như các năm tiếp theo sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ đầu tư xây dựng và đóng điện vận hành của các công trình lưới điện 220kV-110kV. Cụ thể, quý I năm nay, EVN sẽ đưa vào vận hành đường dây 500kV Sơn La - Hiệp Hòa để truyền tải công suất từ Nhà máy thủy điện Sơn La tới khu vực phía bắc Hà Nội. Việc truyền tải để cấp điện cho Hà Nội sẽ không thực hiện được, nếu các đường dây 220kV Vân Trì - Sóc Sơn và Vân Trì - Chèm chậm tiến độ.
Tiếp tục chậm, Hà Nội sẽ thiếu điện
Để đáp ứng nhu cầu phụ tải của Hà Nội khoảng 2.400MW, theo dự kiến sẽ cần nhu cầu tổng dung lượng các trạm 220kV trên địa bàn khoảng 3.200MVA. Trong khi đó, đến nay tổng công suất các trạm 220kV trên địa bàn Hà Nội mới có 2.750MVA, do vậy để đáp ứng nhu cầu điện cho Hà Nội trong năm nay cần bổ sung công suất khoảng 500MVA cho trạm 220kV và quan trọng là phải đưa vào vận hành đường dây 220kV Vân Trì - Sóc Sơn trước tháng 5 mới bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội trong mùa khô. Trong trường hợp không có thêm trạm 220kV nào được vận hành, năm nay Hà Nội sẽ chỉ có 5 trạm/11 máy biến áp 220kV và hỗ trợ từ TBA 220kV Phố Nối. Như vậy, khu vực Hà Nội sẽ luôn trong tình trạng đầy, quá tải ngay cả trong chế độ vận hành bình thường, thậm chí có thể quá tải đến 150% khi bị sự cố. Kể cả trong trường hợp nhu cầu phụ tải tăng trưởng thấp hơn với dự báo vẫn xảy ra tình trạng lưới điện bị đầy tải, quá tải. Đáng lo ngại, các đường dây bị đầy tải, quá tải đều là các đường dây có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho Hà Nội, như các trạm 220kV Chèm, Hà Đông, Mai Động, các đường dây 220kV Hòa Bình - Hà Đông, Hòa Bình - Xuân Mai… nên có khả năng phải cắt 15-20% phụ tải ở một số khu vực của Hà Nội (quận Hà Đông và các huyện Đông Anh, Gia Lâm).
Trong số các công trình lưới điện cần đưa vào vận hành, công trình trạm biến áp 220kV Vân Trì, các đường dây 220kV Vân Trì - Sóc Sơn, Vân Trì - Chèm có tính cấp thiết nhất, vì ngoài vai trò cấp điện trực tiếp các phụ tải phía bắc TP, còn truyền tải nguồn điện vào khu vực trung tâm, giảm tình trạng đầy tải, quá tải cho các đường dây 220kV từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình về Hà Nội và tăng tính tối ưu trong vận hành hệ thống.
Ngoài ra, năm nay EVN HNPC cũng tập trung thực hiện đưa vào vận hành trạm 110kV Phúc Thọ, Phùng Xá sau khi cải tạo, nâng công suất; xây dựng mới trạm Trôi và nhánh rẽ, trạm Linh Đàm, Bắc An Khánh, Quang Minh; cải tạo các đường dây Hà Đông - Vân Đình, Mai Động - Bờ Hồ, Đông Anh - Gia Lâm, Nghĩa Đô - Thanh Xuân - Thành Công, Văn Điển - Tía, Đông Anh - Vân Trì.
Để bảo đảm cấp điện cho Hà Nội, nhất thiết phải đưa các công trình lưới điện sau đây vào vận hành trong năm nay: Trạm 220kV Vân Trì và đường dây 220kV Vân Trì - Sóc Sơn (cuối quý I); đường dây 220kV Vân Trì - Chèm (quý II); trạm 220kV Thành Công, đường dây 220kV Hà Đông - Thành Công (cuối năm) và mở rộng nâng công suất trạm biến áp 220kV Sóc Sơn. Chưa kể tới các công trình nhằm tăng cường khả năng cấp điện cho Hà Nội, như đường dây 500kV Quảng Ninh - Thường Tín (mạch 2); cải tạo nâng khả năng tải đường dây 220kV Hòa Bình - Xuân Mai để tăng cường truyền tải điện từ Nhà máy thủy điện Hòa Bình về Xuân Mai, Hà Đông (quý I), Phả Lại - Phố Nối - Hải Dương để tăng cường truyền tải điện từ Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, các nhà máy nhiệt điện Đông Bắc về Hà Nội; đường dây 220kV Đồng Hòa - Thái Bình - Nam Định (mạch 2); đường dây 110kV Bắc Giang - Quang Châu để giảm tải cho trạm biến áp 110kV Đông Anh. |
Theo Thanh Mai
Hà Nội mới