Hà Nội: Hàng ăn đầu năm đua nhau chặt chém

Hầu hết các cửa hàng ăn uống phục vụ trong dịp Tết ở Hà Nội đều tăng giá. Nơi nào ít thì “chỉ” tăng 50%, nơi nhiều tăng đến 100%, thậm chí 200%.

Tuy nhiên, với người Hà Nội, tất cả những nỗi khổ bị chặt chém ngày Tết không trở thành nỗi bức xúc lớn bởi họ đã… quá quen với điều đó.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

"Loạn" giá vé gửi xe ngày Tết

Biến rác thành hàng triệu USD

Mỹ thông qua dự luật gây khó cho cá da trơn Việt Nam

TS Alan Phan: Thị trường bất động sản cốt lõi là giá

Thị trường vàng đồng loạt khai Xuân

Một bát bún giá 100.000 đồng

Khách du lịch đến với Hà Nội những ngày Tết rất hào hứng với đặc sản mang tên: bún ốc. Từ mùng 2 đến khoảng mùng 10 Tết, ở bất cứ con đường hay tuyến phố nào cũng có thể bắt gặp những hàng bún ốc, bún riêu bắt mắt với mùi thơm mời gọi.

Tuy nhiên, không ít du khách phương xa sau khi hào hứng vào thưởng thức một tô bún ốc Hồ Tây thì khi đứng dậy trả tiền đã ngã ngửa bởi chủ quán thản nhiên “quát” giá: mỗi bát 100.000 đồng!

Hà Nội: Hàng ăn đầu năm đua nhau chặt chém

Có một điều khó giải thích là không hiểu vì sao người Hà Nội rất thích ăn bún ốc hay các loại bún có nước dùng “chua chua” từ dấm bỗng trong dịp Tết, dù Tết nhất nhà ai cũng có rất nhiều đồ ăn, ê hề thịt thà, bánh chưng.

Một bát bún ốc thường ngày bán ở một khu chợ bình thường của Hà Nội cao lắm cũng chỉ có giá 20.000 đồng, nếu có thêm một hai miếng giò lụa thì có giá 25.000 đồng nhưng vẫn là bát bún ốc đó bán trên vỉa hè Hà Nội những ngày Tết có giá “rẻ” cũng phải 50.000 đồng.

Một cửa hàng bún ốc ở Hòe Nhai, phố bán bún ốc khá nổi tiếng ở Hà Nội, thường có động tác “nói cho rõ” về mức giá bán ngày Tết bằng một thông báo dán ngay trên tường: “Để ngày tết phục vụ chu đáo, nhà hàng bán đồng loạt 1 loại giá thập cẩm 70.000 đồng/ bát”.

Khi hỏi nhà hàng ngày về mức giá đắt gấp đôi ngày thường thì bà chủ giải thích: “Giá đó là mềm lắm rồi vì ngày Tết chúng tôi phải trả lương nhân viên gấp đôi, thậm chí gấp 3; giá các nguyên liệu đầu vào cũng đắt hơn, mà thậm chí đắt hơn cũng không có mà mua”.

Xếp hàng nửa tiếng để mua… một que kem

Văn hóa phục vụ, nhất là liên quan đến dịch vụ ăn uống của Hà Nội vẫn luôn bị phàn nàn. Vào dịp Tết, “đặc sản” phục vụ kiểu Hà Nội với phong cách mậu dịch, ban phát còn rơi rớt càng có dịp phát huy.

Kem Tràng Tiền là một điển hình mậu dịch trong quá khứ. Nay dù đã được cổ phần hóa nhưng chưa bao giờ kem Trang Tiền, loại kem mà người Hà Nội coi là niềm tự hào thay đổi được văn hóa phục vụ.

Bắt đầu mở cửa trở lại từ ngày mùng 3 Tết nhưng nơi cung ứng kem Tràng Tiền nằm ở số 35 phố Tràng Tiền luôn quá tải bởi lượng người đổ về khu vực trung tâm Hà Nội luôn quá đông.

Vì thế, để hạn chế lượng khách, công ty này trưng tấm biển: “Ở trong hết chỗ để xe” nhưng kỳ thực bên trong vẫn bán hàng bình thường dù lượng người xếp hàng đợi mua kem có lúc dài đến cả 20 mét.

Cảnh tượng xếp hàng mua kem Tràng Tiền ngày mùng 4 Tết
Cảnh tượng xếp hàng mua kem Tràng Tiền ngày mùng 4 Tết

Kem Tràng Tiền có nhiều loại nhưng được chuộng nhất là kem ốc quế. Khách hàng phải ra bên ngoài, những quầy đại lý thứ cấp của kem tràng tiền để mua kem ốc quế. Giá tất nhiên cũng đắt hơn, nếu ngày thường 12.000 đồng/cây thì những ngày Tết tăng lên 15.000 - 20.000 đồng/cây.

Các loại kem khác giá cũng cao hơn giá “công ty” niêm yết. Còn muốn mua được giá chuẩn không còn cách gì khác là phải chờ đợi, xếp hàng cả nửa tiếng chỉ để mua một que kem.

Theo Mạnh Duy
NLĐ

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước