Giải nội nhiệt sao cho hiệu quả?

Thói quen ăn uống nhiều đồ nướng, chiên xào, nhịp sống hiện đại ngày càng hối hả, thời tiết thất thường và cả những thói quen sử dụng rượu bia thuốc lá… là những yếu tố góp phần ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Không ít người, đặc biệt là dân thành thị thường bị bứt rứt, khó chịu, cơ thể tích tụ nội nhiệt.

Làm thế nào để thoát khỏi tình trạng này?

 

Nhiều biểu hiện xấu do nội nhiệt


Theo Đông y, nguyên nhân gây nên tình trạng nội nhiệt - "nóng trong người" có thể do chế độ ăn uống hoặc do tác động từ môi trường bên ngoài. Ăn nhiều đồ nướng, chiên xào; hút thuốc lá, uống rượu bia nhiều khiến cơ thể bị mất cân bằng nội nhiệt, gây nên nóng trong người. Người bị nội nhiệt thường có biểu hiện: lở miệng và lưỡi, nổi mụn, bứt rứt, mệt mỏi, mạch nhanh, da dẻ thô nhám, môi khô, hơi thở nóng hoặc hôi, hay chảy máu răng, giấc ngủ chập chờn, khó chịu, thường đổ mồ hôi


Không chỉ vậy, nhiều người bị nội nhiệt thường có biểu hiện nhức đầu, kiết lỵ, mắt đỏ sưng đau, cao huyết áp, vàng da, viêm họng… Có người do nhiệt gây cảm sốt, sưng hầu họng, nôn ọe, ăn khó tiêu…

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP.HCM khẳng định, với bệnh lý nội nhiệt, thảo dược luôn là cách cân bằng nhiệt nhanh chóng và hiệu quả. Trong những trường hợp nêu trên, dùng thảo dược để hạ nhiệt cơ thể là cách tốt nhất. "Dùng thảo dược cân bằng nhiệt là cách làm nhanh chóng và hiệu quả nhất. Chúng có thể làm thuyên giảm những bệnh nhiệt sau vài giờ" - lương y Định Công Bảy cho biết.

Dây chuyền sản xuất 
Dây chuyền sản xuất trà thảo mộc Dr. Thanh.

Giải nhiệt bằng món ăn, thảo dược

Theo y học cổ truyền, thịt hến vị ngọt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, giải độc, nhuận trường, mát gan, thông tiểu nên rất tốt cho người bị nhiệt độc thường sinh mụn nhọt, táo bón, tiểu tiện khó, viêm gan, vàng mắt, tiểu đường. Rau bồ ngót có vị ngọt, tính mát, tác dụng bổ huyết, giải nhiệt, nhuận trường...

Canh thịt với rau tần ô cũng có tác dụng thanh nhiệt, kích thích tiêu hóa, ho, viêm họng do nhiệt. Thịt nạc vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ huyết, nhuận trường, kết hợpvới rau tần ô có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát.

Các loại rau, trái như: dừa, dưa hấu, thanh long, mủ trôm, rau má, atisô, nhân trần, sương sâm... có tác dụng làm mát cơ thể.

Nhịp sống hiện đại bận rộn, bên cạnh các loại thức ăn, nước trái cây, ngày nay nhiều người thích chọn thức uống hấp dẫn, tiện lợi  được làm từ thảo mộc, giúp cơ thể thanh nhiệt, khắc phục cảm giác khó chịu do “nóng trong người”.

Trà thảo mộc Dr. Thanh được làm từ 9 loại thảo mộc quý.
Trà thảo mộc Dr. Thanh được làm từ 9 loại thảo mộc quý.

PGS.TS Nguyễn Văn Minh, giảng viên Học viện Quân y 103, người đã có nhiều công trình nghiên cứu về y dược và mới đây là trà thảo mộc cho biết, trà thảo mộc Dr. Thanh được làm từ 9 loại thảo mộc quý: kim ngân hoa, hoa cúc, la hán quả, hạ khô thảo, cam thảo, đản hoa, hoa mộc miên, bung lai và tiên thảo là một loại nước giải khát rất đặc biệt vì có tác dụng thanh lọc cơ thể, giải độc, giải nhiệt hiệu quả và rất được ưa chuộng trên thị trường nhiều năm nay

“Nếu biết chọn đúng loại trà để sử dụng thì ngoài tác dụng giải khát còn giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. 9 loại thảo mộc trên là những thảo dược quý đã được lưu truyền trong dân gian từ nhiều đời có tác dụng giải nhiệt và thanh lọc cơ thể”, PGS.TS Nguyễn Văn Minh khẳng định.

Đông Hường


Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”