Giải mã kinh doanh vàng ngày Thần Tài: Khi "Nhân hòa" lên ngôi
(Dân trí) - Đại dịch bùng phát, trời mưa lạnh, giá vàng tăng cao là những yếu tố khách quan khiến cho nhiều doanh nghiệp kinh doanh Vàng gặp khó.
Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp uy tín, lâu năm có doanh số bán hàng tốt, chiếm lĩnh thị trường với các sản phẩm vượt trội và dịch vụ tận tâm.
Thiên không thuận, Địa không lợi
Ba yếu tố đóng vai trò quyết định và thường xuyên được nhắc đến trong bất cứ sự thành - bại nào của một doanh nghiệp là "Thiên thời - Địa lợi - Nhân hòa". Khi các yếu tố này được tổng hòa và phát triển thuận lợi, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã đạt thành công.
Ngày vía Thần Tài 2020 rơi vào đúng thời điểm mà Thiên - Địa đều không thuận lợi. Trời mưa kết hợp sự lạnh giá khiến cho nhiệt độ càng xuống thấp đã cản trở bước chân của nhiều người muốn đi mua vàng trong ngày vía Thần Tài.
Cùng với đó, đại dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona gây ra đã bùng phát mạnh ở Trung Quốc, lan truyền sang Việt Nam.
Theo thông báo mới nhất từ Bộ Y tế sáng ngày 04/02, có 9 trường hợp bị nhiễm virus Corona nhưng đã có 2 trường hợp được điều trị khỏi và 304 trường hợp nghi ngờ nhiễm virus này.
Các con số thống kê không khỏi giật mình khiến người ta càng thêm lo ngại việc đến những nơi đông đúc, cộng thêm lý do trời mưa lạnh là những tác động không thể bất lợi hơn đối với các doanh nghiệp kinh doanh vàng ngày Vía Thần Tài.
Chưa hết, một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định mua vàng của người dân còn là giá cả. Sự bất ổn của tình hình kinh tế - chính trị - xã hội thế giới đã đẩy giá vàng lên mức cao trong những ngày đầu tiên của năm mới 2020.
Mở cửa phiên giao dịch sáng ngày 03/02/2020 (tức Mùng 10 tháng Giêng Âm lịch), theo niêm yết của Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng giao dịch ở mức 44,2 triệu đồng/lượng (mua vào) - 45,2 triệu đồng/lượng (bán ra), tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng so với chốt phiên của ngày hôm trước đó (02/02/2019).
Nếu so với ngày Thần Tài năm 2019, giá vàng ngày Thần Tài năm nay tăng cao hơn 770.000 đồng/lượng ở chiều bán ra, gây trở ngại không nhỏ đến tâm lý của nhiều người.
Rõ ràng, trong thời điểm mà "Thiên không thuận, Địa không lợi", nếu lượng tiêu thụ vàng có giảm mạnh trong ngày Vía Thần Tài năm nay cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Bất ngờ bứt phá
Các chuyên gia kinh tế đều bày tỏ lo ngại và dự báo một mùa kinh doanh không mấy suôn sẻ với các "nhà vàng" thì thị trường ngày Vía Thần Tài lại bất ngờ tăng tốc và có sự bứt phá trong buổi chiều và tối ngày Mùng 10 tháng Giêng.
Tuy không còn cảnh xếp hàng chen chúc, nhưng từ thời điểm đầu giờ sáng, người dân kéo đến các cửa hàng giao dịch vàng ngày càng đông.
Theo ghi nhận tại Trung tâm Vàng bạc Đá quý DOJI (số 5 Lê Duẩn, Ba Đình, Hà Nội) lúc 15h ngày 03/02/2010, hàng trăm khách hàng đã tiến hành giao dịch, mua vàng cầu may.
Đại diện Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI cho biết, do số lượng khách hàng có nhu cầu mua vàng tăng đột biến trong tối và đêm Mùng 10 tháng Giêng nên hầu hết các Trung tâm giao dịch của doanh nghiệp này đều hoạt động đến 23h mới đóng cửa.
Còn theo thông tin chính thức được Tập đoàn DOJI phát đi sáng 04/02, trong dịp Thần Tài năm 2020, đơn vị này đã tiêu thụ gần 270.000 sản phẩm, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số kỷ lục mà DOJI từng ghi nhận qua các năm.
Giải mã thành công
Khi "Thiên - Địa" đều không thuận lợi thì "Nhân hòa" chính là yếu tố tiên quyết, quyết định sự thành công của doanh nghiệp vàng.
Nhìn lại thị trường vàng đầu năm 2020 và so sánh với năm 2019 có thể thấy, từ mẫu mã, chủng loại cho đến chất lượng sản phẩm đều có sự vượt trội.
Lấy ví dụ như Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đã tung ra hàng loạt các bộ sưu tập được thị trường ghi nhận và đánh giá cao. Bên cạnh các loại đồng tiền vàng, nhẫn tròn trơn, sự xuất hiện của Đồng Kim Tý Chiêu Tài, Kim Tý Phát Lộc, Âu Vàng Phúc Long, các trang sức vàng 24K công nghệ 3D... đều là những sản phẩm được yêu thích và bán chạy nhất trong mùa Thần Tài 2020.
DOJI đã không chỉ tập trung vào sản xuất các loại vàng miếng, vàng tích trữ trong ngày Thần Tài mà còn "thổi hồn" vào đó, biến các miếng vàng 24K thô kệch trở thành những sản phẩm tinh xảo, trọng lượng nhẹ. Đây là những sản phẩm được thị trường đón nhận tích cực, có sức tiêu thụ vượt trội. Để cung ứng cho thị trường những sản phẩm đặc sắc và có chất lượng đỉnh cao này, DOJI đã đi đầu trong việc trang bị dây chuyền công nghệ hiện đại nhất tại Nhà máy Trang sức DOJI tại Đông Anh – Hà Nội với tổng mức đấu tư trên 300 tỷ đồng.
Cùng chính sách giá được niêm yết rõ ràng, neo theo giá của SJC và không cộng tiền công, DOJI đã khơi gợi niềm yêu thích, ước muốn sở hữu của người tiêu dùng, thúc đẩy họ phải đến tận nơi trải nghiệm và mua sắm.
Trong quá trình mua sắm, khách hàng được phục vụ tận tình bởi đội ngũ nhân viên được huấn luyện kiến thức, kỹ năng chặt chẽ; được hướng dẫn rửa tay đúng cách bằng nước sát khuẩn; được phát gần 100.000 khẩu trang miễn phí để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng, càng làm tăng thêm quyết định "xuống tiền”.
Trong bối cảnh dịch viêm phổi cấp do virus corona nCoV gây ra đang bùng phát, nhiều người dân e ngại tụ tập ở những nơi đông người, việc tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm nói trên đã cho thấy, các sản phẩm của DOJI phù hợp với nhu cầu, thị hiếu, dẫn đầu xu thế đã chiếm lĩnh và áp đảo thị trường.