1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Được gì sau tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng?

(Dân trí) - Thoát khỏi nguy cơ đổ vỡ của thời điểm 2011 đầu năm 2012 đối với một số NHTM nhỏ; thanh khoản cải thiện mạnh, tiến đến dồi dào và chủ động cân đối vốn; nợ xấu được tích cực xử lý …là những cái được sau khi thực hiện tái cơ cấu hệ thống các TCTD trong giai đoạn 5 năm qua.

Hệ thống ngân hàng trước năm 2012

Trước thời điểm 2012, khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 đã lan rộng. Nhiều ngân hàng Mỹ đã hoạt động hàng trăm năm cũng sụp đổ. Việt Nam đã gia nhập WTO từ năm 2007, hội nhập sâu rộng trong các lĩnh vực, do đó tất yếu sẽ chịu tác động của cơn bão khủng hoảng này.

Ngoài ra, sự phát triển ngày càng năng động của nền kinh tế thị trường khiến hệ thống NHTM phát triển, mở rộng quá nhanh cả về quy mô và các loại hình nghiệp vụ khiến cho năng lực quản trị của các NHTM có nhiều bất cập so với yêu cầu phát triển. Năng lực tài chính của các ngân hàng thiếu tương xứng với quy mô; khuôn khổ pháp lý bất cập, thiếu đồng bộ; cho vay vượt quá khả năng nguồn vốn, hệ thống DNNN phụ thuộc vào vốn tín dụng ngân hàng, nhiều DN hiệu quả kinh doanh thấp, tài chính kém lành mạnh, kinh doanh đa ngành nghề thiếu sự quản lý…

Cùng với đó, những yếu kém của nền kinh tế trong nước và đặc biệt là hậu quả của một thời kỳ phát triển “bong bóng” bất động sản, chứng khoán và tín dụng những năm 2005-2007 để lại, đã khiến cho các rủi ro tín dụng và nợ xấu tăng cao trong hệ thống ngân hàng.

Tất cả những yếu tố trên dồn tích lại, có thể gây ra nguy cơ  đổ vỡ hệ thống ngân hàng. Trong bối cảnh đó, tái cơ cấu ngân hàng là việc tất yếu phải được tiến hành.


Tái cơ cấu ngân hàng là việc tất yếu phải được tiến hành.

Tái cơ cấu ngân hàng là việc tất yếu phải được tiến hành.

Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, bao giờ cũng phải giải quyết vấn đề nợ xấu. Ở Việt Nam, việc xử lý nợ xấu không sử dụng vốn ngân sách Nhà nước là mô hình đặc thù chưa có tiền lệ trên thế giới. Không dùng nguồn tiền ngân sách để xử lý được nợ xấu ngay tức thì như các nước đã làm, bản thân các NHTM phải tự giải quyết nợ xấu là chính bằng việc trích lập dự phòng rủi ro trong 5 năm cho các khoản nợ đó. Nguồn lực tự trích lập rủi ro từ hệ thống ngân hàng, ngay một lúc không có được mà cần phải có thời gian để tích lũy. Đó được xem như cách làm riêng của Việt Nam, nó đang được thực tiễn chứng minh là một hướng đi đúng, phù hợp điều kiện thực tế của chúng ta.

X lý các t chc tín dng yếu kém

Những năm 2010- 2011, hệ thống các tổ chức tín dụng sau giai đoạn phát triển “nóng” để lại hậu quả là nhiều ngân hàng yếu kém đứng trước nguy cơ đổ vỡ. Với mục tiêu kiên quyết ổn định hệ thống, NHNN xác định nhiệm vụ cốt yếu là kiểm soát và xử lý các TCTD yếu kém, hoạt động không hiệu quả nhằm đảm bảo ổn định và ngăn chặn nguy cơ đổ vỡ hệ thống. Trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, sáp nhập những ngân hàng trong nước có lẽ là cách thức tốn ít chi phí nhất. Ngay cả khi không có khủng hoảng xảy ra nhưng nếu có quá nhiều các ngân hàng nhỏ thì sáp nhập cũng là cách thức tốt để tăng tính hiệu quả.

Chẳng hạn, "tại Mỹ việc mua bán, sát nhập các ngân hàng là điều rất bình thường. Với họ, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chỉ đem lại điều tốt đẹp giúp nền kinh tế phát triển bền vững. Mặt khác cũng là để giải cứu cho ngân hàng trước những khó khăn", ông Paul Kanjorski, một hạ nghị sĩ Mỹ, cho biết.

Cùng với yêu cầu của tình hình thực tế và xu thế trên, hệ thống các TCTD Việt Nam đã tiến hành nhiều vụ sáp nhập, tái cơ cấu nhằm xử lý các TCTD yếu kém. Điểm đáng chú ý là, để xử lý dứt điểm các NH yếu kém không có phương án cơ cấu lại một cách khả thi hoặc không thực hiện thành công phương án cơ cấu lại, NHNN đã tiến hành mua lại bắt buộc 03 ngân hàng với giá 0 đồng phù hợp với quy định của pháp luật.

Theo nhận định của Ngân hàng Thế giới (WB), “đây là sáng kiến chưa có tiền lệ”.

Còn theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu: "Ưu điểm của giải pháp mua lại là đem lại sự ổn định cho hệ thống và niềm tin người gửi tiền. Vì hiện nay theo quy định, tiền gửi của người dân được bảo hiểm tiền gửi chi trả với giá trị tối đa chỉ 50 triệu đồng. Nếu để ngân hàng phá sản thì chỉ có những khách hàng gửi tiền nhỏ lẻ được bảo đảm, còn những khách hàng lớn chịu thiệt và dễ gây rối loạn hệ thống. Do đó, việc Ngân hàng Nhà nước đứng ra mua lại với giá 0 đồng thể hiện quyết sách hành động đúng của cơ quan này đối với ngân hàng yếu kém, đồng thời để bảo vệ tài sản của dân".

H thng ngân hàng sau tái cơ cu           

Chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực khẳng định: “Sau tái cơ cấu, hệ thống ngân hàng thương mại trở nên lành mạnh hơn”. NHNN đã giảm 19 TCTD, kiểm soát và từng bước xử lý các TCTD yếu kém, đảm bảo ổn định, an toàn hệ thống; không để đổ vỡ, khủng hoảng ngân hàng; tài sản của Nhà nước, nhân dân được bảo đảm...

Quả thực, một trong những nguy cơ lớn nhất của hệ thống ngân hàng khi tiến hành tái cơ cấu đó là vấn đề khủng hoảng thanh khoản và nợ xấu gia tăng. Nhưng trong giai đoạn tái cơ cấu thời gian qua, hệ thống ngân hàng đã dần đi vào "quỹ đạo", hoạt động ổn định, an toàn, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Theo báo cáo của NHNN, năm 2015, lượng tiền cung ứng tiền tiếp tục được điều hành phù hợp, tổng phương tiện thanh toán tăng 13,55% so với cuối năm trước; mặt bằng lãi suất giảm nhưng huy động vốn vẫn tăng (huy động vốn tăng 13,59% so với cuối năm trước) tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế.

Cùng với đó, nợ xấu đã giảm từ 17,2% về còn 2,72% (tính đến cuối tháng 11/2015) hoàn thành trước thời hạn mà Chính phủ đề ra. Một điểm đáng chú ý, từ quý I/2015 không còn tồn tại 2 số liệu, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã được minh bạch hơn.

Với những kết quả đáng khích lệ đó, lòng tin của người dân vào hệ thống ngân hàng, vào cách làm và chương trình tái cơ cấu của NHNN đã tăng lên một cách chắc chắn. Như Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng đã nói, kết quả của việc tái cơ cấu đã tạo được niềm tin đối với thị trường, với người gửi tiền và nhà đầu tư, đó là thành công lớn nhất.

"Thành công của tái cơ cấu hệ thống các NHTM là đáng ghi nhận, những thành tựu về ổn định kinh tế vĩ mô có phần đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng. Kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, hạ thấp lãi suất, tăng dự trữ ngoại hối... là những chỉ số mạnh cho thấy những bước đi thận trọng tái cơ cấu hệ thống các NHTM đã mang lại những kết quả đáng khích lệ", chuyên gia kinh tế cao cấp, bà Phạm Chi Lan đã khẳng định.

Mỹ Hương

 

Được gì sau tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng? - 2

 

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm