1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia: Còn nhiều ý kiến trăn trở

(Dân trí) - Dù được tiến hành công phu, nhưng nếu nhìn một cách tổng thể, nhiều luật gia đánh giá việc xây dựng Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia chưa được toàn diện, còn nhiều ý kiến trái chiều giữa các bên liên quan.


Nhiều ý kiến tại hội thảo chưa đồng tình với dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia

Nhiều ý kiến tại hội thảo chưa đồng tình với dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu bia

Tại buổi tọa đàm do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp cùng Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) tổ chức bàn về dự thảo luật này, nhiều ý kiến của các luật sư, nhà khoa học và đại diện doanh nghiệp (DN) đã được đưa ra.

Cấm quảng cáo, tài trợ - thiệt Nhà nước, hại doanh nghiệp

Một trong những vấn đề được các DN quan tâm đó là việc cấm khuyến mại, quảng cáo, tài trợ đối với bia rượu dưới 5,5 độ cồn.

Cụ thể, dự luật cấm quảng cáo ngoài trời và trên trang thông tin điện tử với rượu bia dưới 5,5 độ cồn (trừ trang thông tin của chính DN). Hơn nữa, việc quảng cáo đối với rượu, bia từ 5,5 độ cồn đến dưới 15 độ cồn chỉ được thực hiện từ sau 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Đáng nói, dự luật còn cấm tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia và quảng bá hoạt động tài trợ của nhà sản xuất rượu bia.

Về vấn đề này, một số DN sản xuất rượu bia có kiến nghị tiếp tục được tài trợ cho các chương trình thể thao, văn hóa, giải trí dành cho đối tượng khán giả trên 18 tuổi.

“Nếu dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, các hoạt động thể thao, văn hóa được tài trợ bởi các công ty bia rượu cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới phát triển du lịch, kinh tế xã hội ở Việt Nam”, GS. TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam nhận định.

Thực tế, trong thời gian qua, các hoạt động thể thao, âm nhạc như The Remix – Hòa âm ánh sáng, Tiger Remix, Trải nghiệm Giải đua xe Công thức 1, hoặc cũng đã mang lại những trải nghiệm đỉnh cao cho một bộ phận lớn người dân Việt Nam.

Do đó, ông Nguyễn Tiến Vỵ, Phó Chủ tịch Thường trực VBA cho rằng, việc cấm/giới hạn quảng cáo, tài trợ cần đi đối với phân tích chi phí/lợi ích toàn diện về tác động kinh tế của các đề xuất - ảnh hưởng tới kinh tế, du lịch và ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên, theo dự thảo luật này, ngay cả khi các DN được phép tài trợ các sự kiện thể thao, văn hóa nhưng lại không được phép quảng bá tên và hình ảnh của DN thì họ cũng sẽ gần như không được lợi gì.

“Thay vào đó, nguồn tài trợ này sẽ được mang hết cho các sự kiện thể thao ở nước ngoài, giống như hãng Bia Sài Gòn tài trợ cho một đội tuyển tại giải Ngoại hạng Anh vừa qua, thì điều này có ảnh hưởng đến nền kinh tế không?”, ông Matt Wilson, Giám đốc Ngoại vụ Cấp cao HEINEKEN Viêt Nam phát biểu trong một cuộc gần đây do Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức lấy ý kiến các bên liên quan về dự thảo luật.

Bên cạnh đó, theo bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Phó trưởng Ban Đối ngoại và Hợp tác Quốc tế, Hội Luật gia Việt Nam, việc cấm tài trợ các hoạt động giáo dục, y tế cũng sẽ hạn chế nguồn lực dành cho các hoạt động này.

Cấm bán hàng trực tuyến là đi ngược Cách mạng 4.0

Tại Tọa đàm, một số đại diện DN cho rằng, việc dự thảo luật có quy định không được bán rượu, bia trên mạng Internet và máy bán hàng tự động là không phù hợp trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước làn sóng Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển vũ bão của thương mại điện tử.


“Nếu dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, các hoạt động thể thao, văn hóa được tài trợ bởi các công ty bia rượu cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, GS. TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam nhận định.

“Nếu dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực, các hoạt động thể thao, văn hóa được tài trợ bởi các công ty bia rượu cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, GS. TS. Lê Minh Tâm, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Luật gia Việt Nam nhận định.

Cụ thể, bà Trịnh Thị Vân Giang, đại diện cho Tiểu ban rượu vang và rượu mạnh thuộc Eurocham nhận xét quy định này vi phạm quyền của DN.

“Mặt khác, việc mua bán trên Internet cũng mang lại một số lợi ích nhất định, ví dụ như hạn chế người sử dụng đồ uống có cồn trước tuổi cũng như ngăn chặn được việc trốn thuế của DN”, bà Giang lấy dẫn chứng. Do việc mua bán trên Internet có thể yêu cầu người mua chứng minh mình đã trên 18 tuổi và có tài khoản ngân hàng thì mới thực hiện được giao dịch.

Bên cạnh đó, Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia do Bộ Y tế chủ trì soạn thảo còn hạn chế thời gian bán hàng.

Về điều luật này, đại diện các DN rượu, bia cho rằng, đề xuất hạn chế thời gian bán rượu bia sẽ thúc đẩy hành vi tiêu thụ bất hợp pháp bởi người tiêu dùng vẫn sẽ có nhu cầu uống rượu bia. Người tiêu dùng vẫn sẽ có nhu cầu uống rượu bia sau giờ giới hạn bán, như vậy, nếu không được uống rượu bia hợp pháp, họ sẽ uống trái phép. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và cũng dẫn đến việc giảm nguồn thu thuế.

Bên cạnh đó, việc hạn chế thời gian và phương thức bán hàng (đặc biệt là cấm bán trên Internet) là không phù hợp với chủ trương của Chính phủ về “tạo ra một hành lang pháp lý thuận lợi, tạo điều kiện cho sự phát triển của Công nghệ 4.0, nhằm cải thiện môi thường đầu tư kinh doanh và năng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”.

Cẩm Vy

Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia: Còn nhiều ý kiến trăn trở - 3