Dự án trồng rừng, sinh thái của Hoa Sen: Cần chính quyền và người dân hỗ trợ
Dự án trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng và du lịch sinh thái - tâm linh của Công ty TNHH Đầu tư & Du lịch Hoa Sen đã được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép và đang triển khai, nhưng vẫn còn một số vướng mắc cần được sự đồng thuận, hỗ trợ của chính quyền và người dân.
Để triển khai dự án này sau khi được UBND tỉnh Lâm Đồng cấp phép, Công ty đã xây dựng hệ thống đường giao thông rải nhựa, tạo cơ hội việc làm cho con em của hàng chục hộ gia đình trong khu vực dự án với thu nhập đều đặn, ổn định.
Con đường mới được công ty xây dựng
Từ một vùng đất còn hoang vu, đất đai mang lại ít giá trị kinh tế, từ khi dự án được triển khai thì khu vực trong dự án và lân cận đã bắt đầu “rục rịch” hình bóng của đời sống hiện đại. Theo đại diện Công ty, trước khi có dự án thì đất đai quanh khu vực ít được để ý do không có nhu cầu mua bán, nhưng khi dự án triển khai thì các giao dịch bất động sản đã bắt đầu phát sinh nhằm “đón đầu” các dịch vụ trong tương lai gần.
Tuy nhiên, điêu này cũng bắt đầu kéo theo những vướng mắc, cụ thể là việc thỏa thuận bán đất giữa người dân với Công ty từ mức trên 61 triệu đến 300 triệu đồng/ha trước đây bị tăng lên gấp nhiều lần, có hộ dân muốn tăng giá lên tới 1,5 tỷ đồng/ha.
Mức giá đất cao mà các hộ dân đưa ra khiến dự án có nguy cơ bị đội vốn đầu tư, Công ty bị làm khó. Cũng theo Công ty này, bên cạnh việc đòi tăng giá bán đất, một số người gây khó dễ với công ty trong quá trình triển khai các hạng mục dự án, đồng thời thói quen đốt ong, khai thác cây rừng của người dân cũng khiến doanh nghiệp gặp khó trong công tác giữ rừng - một trong những mục đích của dự án.
Ngoài ra, còn một khúc mắc khác chính là việc Công ty - sau khi được sự cho phép của UBND huyện Đạ Huoai, đã mở đường rải nhựa mới giữa dự án để người dân lên rẫy thay cho con đường đất dân sinh cũ. Nguồn nước cũng là vấn đề gây nên tranh cãi, khi con suối trong khu vực cũng bị chặn dòng để chuyển sang nguồn nước khác.
Trước tình hình này, ngày 20/5/2015, UBND huyện Đạ Huoai đã có công văn chỉ đạo UBND xã Đạ M’ri và các phòng chuyên môn của huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người dân về ý nghĩa của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Tuy nhiên, điêu này cũng bắt đầu kéo theo những vướng mắc, cụ thể là việc thỏa thuận bán đất giữa người dân với Công ty từ mức trên 61 triệu đến 300 triệu đồng/ha trước đây bị tăng lên gấp nhiều lần, có hộ dân muốn tăng giá lên tới 1,5 tỷ đồng/ha.
Mức giá đất cao mà các hộ dân đưa ra khiến dự án có nguy cơ bị đội vốn đầu tư, Công ty bị làm khó. Cũng theo Công ty này, bên cạnh việc đòi tăng giá bán đất, một số người gây khó dễ với công ty trong quá trình triển khai các hạng mục dự án, đồng thời thói quen đốt ong, khai thác cây rừng của người dân cũng khiến doanh nghiệp gặp khó trong công tác giữ rừng - một trong những mục đích của dự án.
Ngoài ra, còn một khúc mắc khác chính là việc Công ty - sau khi được sự cho phép của UBND huyện Đạ Huoai, đã mở đường rải nhựa mới giữa dự án để người dân lên rẫy thay cho con đường đất dân sinh cũ. Nguồn nước cũng là vấn đề gây nên tranh cãi, khi con suối trong khu vực cũng bị chặn dòng để chuyển sang nguồn nước khác.
Trước tình hình này, ngày 20/5/2015, UBND huyện Đạ Huoai đã có công văn chỉ đạo UBND xã Đạ M’ri và các phòng chuyên môn của huyện tăng cường tuyên truyền, vận động người dân về ý nghĩa của dự án đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và tạo công ăn việc làm cho người dân.
Cùng với việc nhận bàn giao quản lý con suối cảnh quan này, công ty mong muốn chính quyền nhanh chóng hoàn thành khảo sát nguồn nước mới phục vụ cho việc tưới của dân
Về vấn đề nguồn nước, UBND huyện Đạ Huoai cũng khẳng định, huyện này sẽ cùng với các sở ngành của tỉnh và UBND xã Đạ M’ri tiến hành khảo sát nguồn nước mới để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong vùng, bao gồm cả các hộ có liên quan trong dự án, và sẽ phê duyệt trong năm nay.
UBND huyện cũng chỉ đạo vận động người dân tạo điều kiện, thống nhất thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên cơ sở thống nhất, hài hòa giữa các bên.
Ngoài ra, trước tình trạng lấn chiếm đất dự án, hành vi gây khó khăn của một số người, UBND huyện này đã chỉ đạo các cơ quan hữu trách điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm.
Trước những vấn đề còn tồn tại, trong đó có nhu cầu của người dân, ông Trần Huy Tâm (PGĐ dự án của Công ty Hoa Sen) cho biết, vì được giao quản lý rừng đồng thời bảo vệ các tài sản của dự án Công ty đã xây dựng đường mới khang trang và lập chốt bảo vệ trên đường theo sự cho phép bằng văn bản của UBND tỉnh. Công ty khẳng định luôn có người túc trực 24/24 và mở cửa cho người dân vào rẫy bằng con đường này.
Về vấn đề nguồn nước, song song với việc bàn giao con suối trong khu vực để phục vụ cho việc tạo cảnh quan cho dự án, UBND huyện đã cấp 7 máy bơm nước và đường ống trị giá gần 300 triệu đồng để phục vụ nước tưới cho người dân.
Đồng thời, theo ông Vũ Hồng Doanh - Chủ tịch UBND xã Đạ M’ri, hiện các cơ quan cấp tỉnh, huyện đang khẩn trương tiến hành khảo sát một trong hai hướng: xây đập thủy lợi dẫn nước từ thôn 1 hoặc tìm nguồn suối quanh khu vực để đưa nước phục vụ nhu cầu lâu dài của người dân và sẽ có kết quả khảo sát trước ngày 15/6 tới.
Ông Trần Huy Tâm cũng mong muốn chính quyền địa phương sớm tìm được nguồn nước mới cho người dân, để đảm sự hài hòa lợi ích các bên liên quan theo như chủ trương mà công ty này hướng tới.
Ông Tâm cho biết thêm, hiện khu vực dự án có sử dụng lao động là người dân địa phương với khoảng 50 - 70 người. Từ khi triển khai dự án, năm 2014 Công ty đã nộp vào ngân sách huyện 4,9 tỷ đồng năm 2015, dự kiến năm 2015 con số này là 17,5 tỷ đồng trong đó riêng quý 1 đã nộp hơn 6,5 tỷ đồng. Công ty này mong muốn được sự ủng hộ, hỗ trợ của chính quyền và người dân để dự án triển khai thuận lợi, góp phần cải thiện kinh tế - xã hội của địa phương.
PV