1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Dự án bất động sản đã hết thời gắn “mác ngoại”?

Tình trạng sử dụng ngôn ngữ nước ngoài khi đặt tên cho dự án bất động sản đang diễn ra khá phổ biến...

Không ít dự án bất động sản đã phải dùng đến mác ngoại để đánh bóng, lăng xê giá trị.
Không ít dự án bất động sản đã phải dùng đến "mác ngoại" để đánh bóng, lăng xê giá trị.

 

Theo dự thảo Luật Nhà ở sửa đổi, việc phát triển nhà ở phải đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng khác nhau, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của từng địa phương, từng vùng, miền trong từng thời kỳ...

   

Chủ đầu tư khi triển khai phải tuân thủ các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn, chất lượng xây dựng, kiến trúc, cảnh quan, môi trường và bảo đảm an toàn trong qúa trình sử dụng, có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, thảm họa, thiên tai, cân đối lại tỷ trọng nhà ở theo hướng tăng nhà chung cư và nhà cho thuê tại các đô thị lớn.

 

Bộ Xây dựng cũng lưu ý, các dự án phát triển nhà ở chỉ được lập, phê duyệt và triển khai thực hiện tại khu vực đã có quy hoạch chi tiết đô thị hoặc quy hoạch điểm dân cư nông thôn và nằm trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương đã được phê duyệt.

 

Dự án phát triển nhà ở phải được đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo quy hoạch và thiết kế được duyệt.

 

Đặc biệt, tên của dự án phát triển nhà ở, của khu nhà ở phải sử dụng bằng tiếng Việt Nam và không được viết tắt. Chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải thực hiện đầy đủ các nội dung của dự án đã được phê duyệt, chỉ được thay đổi khi có phê duyệt của cơ quan thẩm quyền.

 

Theo tìm hiểu của PV, hiện nay tình trạng sử dụng tên, tiếng nước ngoài cho các dự án bất động sản đang được các chủ đầu tư áp dụng khá phổ biến. Đơn cử như Tập đoàn Tân Hoàng Minh đều sử dụng tiếng Pháp để đặt tên cho chuỗi dự án của mình, dự án Splendora (tên tiếng Việt là Bắc An Khánh), dự án Usilk City, dự án Mandarin, The Manor, Ciputra, Hill State, Westa, Star Tower…

 

Một số chủ đầu tư khác lại sử dụng tên viết tắt của doanh nghiệp để đặt tên cho dự án của mình.

 

Theo lý giải của nhiều chủ đầu tư, việc sử dụng tên nước ngoài cho dự án gần như là việc bắt buộc bởi trong nhiều trường hợp, cổ đông lớn của chủ đầu tư là đối tác ngoại. Hơn nữa, việc sử dụng ngôn ngữ nước ngoài để làm tên thương mại cho dự án sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chủ đầu tư trong các hợp tác làm ăn.

 

Tuy nhiên, với khách hàng, việc sử dụng “mác ngoại” cho các dự án bất động sản là một bất lợi của chủ đầu tư, bởi họ khó ghi nhớ tên dự án đó, thậm chí trong nhiều trường hợp khi đứng trước dự án họ vẫn phải “méo cả miệng” mà vẫn không biết được dự án đó có tên chính xác là gì.

 

Theo Bảo Anh

VnEconomy