1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân

Đồng USD yếu không phải “thuốc tiên”

(Dân trí) - Tại sao chủ tịch FED và Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn đồng USD hạ giá thêm và những rủi ro nào sẽ đến sau đó?

Đồng USD yếu không phải “thuốc tiên” - 1
Đồng USD yếu không phải là giải pháp cho kinh tế Mỹ?.
 
Công thức giúp tăng trưởng kinh tế toàn cầu mạnh mẽ hơn, theo quan điểm của chính phủ Mỹ, bao gồm 3 thay đổi: nhóm nước có thặng dư lớn bao gồm Trung Quốc cần giảm xuất khẩu và phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng nội địa; nhóm nước chịu thâm hụt thương mại lớn, đặc biệt Mỹ, cần xuất khẩu nhiều hơn và giảm phụ thuộc vào người tiêu dùng nội địa. Để điều đó xảy ra, người ta cần đồng USD yếu.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ và chủ tịch FED nói nhiều về 2 yếu tố đầu tiên nhưng không nói cụ thể về yếu tố thứ 3. Vì thế, giới truyền thông muốn làm rõ hơn. Đồng USD yếu không phải “thuốc tiên”.

Ông Barry Eichengreen, chuyên gia thuộc đại học University of California, cho rằng: “Khi tỷ giá thấp hơn khoảng 30%, người lao động thiếu kỹ năng tại Mỹ cũng chẳng được lợi nhiều hơn nếu muốn cạnh tranh với người lao động Trung Quốc có trình độ tương đương”.

Thế nhưng cũng chẳng còn cách nào khác để hiện thực được cái gọi là cân bằng lại thế giới mà không có đồng USD yếu.

Hiển nhiên thế giới không diễn ra theo sách vở, vì thế lời cảnh báo về cuộc chiến tiền tệ của Bộ trưởng Tài chính Braxin đã phải hứng chịu rất nhiều chỉ trích trong một số buổi họp gần đây tại Washington.

Nước Mỹ phải chăng đã thắng trong cuộc chiến này và các bên thua cuộc chỉ còn cách ngồi lại tự bàn thảo với nhau. Sau cùng, nếu FED in thêm tiền trong chương trình nới lỏng định lượng (QE2) nguồn cung ồ ạt sẽ làm chính giá trị của đồng USD giảm.

Ông Yiping Huang, chuyên gia kinh tế người Trung Quốc trước đây từng làm việc cho Citibank, khẳng định: “Nước Mỹ không thắng trong cuộc chiến tiền tệ với Nhật mà cũng khó thắng trong cuộc chiến với Trung Quốc”.

Tại sao chủ tịch FED và Bộ trưởng Tài chính Mỹ muốn đồng USD hạ giá thêm và những rủi ro nào sẽ đến sau đó? Hay đây là cuộc chiến không có người thắng cuộc. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh cho rằng các chính sách trái chiều có thể khiến sản lượng của thế giới đi xuống và tất cả các nước cùng nghèo đi.

Chính phủ các nước đua hạ giá đồng tiền mạnh tay hơn đối thủ để kích thích xuất khẩu khiến người ta nhớ đến những gì đã diễn ra trong Đại Khủng hoảng. Tuy nhiên còn lâu mới đến mức độ đó.

Người ta tranh luận với nhau nhiều về tốc độ. Chính phủ và người tiêu dùng tại Mỹ, Nhật và Anh cũng như phần lớn châu Âu chịu áp lực giảm nợ sớm. Trung Quốc đang cố gắng mở rộng trọng tâm ra khỏi xuất khẩu bởi lo sợ không thể tạo ra đủ việc làm trong các lĩnh vực khác đủ nhanh.

Căng thẳng trên thị trường ngoại hối tăng cao: từ ngày 27/08/2010 khi chủ tịch FED tuyên bố FED chuẩn bị in thêm USD, đồng USD đã hạ giá hơn 6% so với giỏ tiền tệ còn đồng nhân dân tệ mới chỉ tăng giá hơn 2% so với đồng USD.

Trên phương diện này, nhóm “người ngoài cuộc” vô tội chính là các nước mới nổi, từ Braxin cho đến Isarel hay Ấn Độ. Khi nhà đầu tư tránh lãi suất thấp ở Mỹ, họ tìm đến các nước mới nổi để đầu tư, giá tài sản và đồng nội tệ tại các nước này tăng giá mạnh, xuất khẩu chịu ảnh hưởng mạnh.

Hệ thống tiền tệ quốc tế đã bị bóp méo. Nhóm nước có thặng dư và thâm hụt đang theo đuổi các chính sách kinh tế xung đột với nhau. Nhóm nước mới nổi đang áp dụng chính sách thả nổi tỷ giá chịu áp lực từ nỗ lực hạ giá đồng tiền của nhóm nước như Trung Quốc. Nhóm thứ nhất phải đương đầu với tình trạng dòng vốn vào quá ồ ạt và đồng tiền tăng giá mạnh.

Trước đây, hẳn nhiều Bộ trưởng Tài chính hay các nhà lãnh đạo từ Mỹ, châu Âu hay Nhật sẽ cố gắng dàn xếp bất đồng tiền tệ, có lúc trước khủng hoảng, có lúc sau khủng hoảng. G20 được coi như diễn đàn mới cho các cuộc đối thoại đó bởi Trung Quốc tham gia.

Là một người từng giảng dạy về câu chuyện tại Nhật năm 1999 (hoạt động hạ giá mạnh của đồng yên sẽ còn mất nhiều thời gian mới có thể khởi động được) và là người đứng đầu FED (đã có nhiều khi chính sách tỷ giá là vũ khí hiệu quả để ngăn giảm phát), ông Bernanke đã không thể làm được gì nhiều.

Tuần trước, khi nói đến những điểm được và chưa được của việc in thêm tiền, ông Bernanke tất nhiên không đề cập đến ảnh hưởng lên đồng USD. Cũng không có gì đáng ngạc nhiên.

Ông Eichengreen, chuyên gia kinh tế thuộc đại học Berkeley, nhận xét: “Rủi ro có thể kể đến là sự điều chỉnh thiếu trật tự hoặc nhà đầu tư mất niềm tin vào đồng USD. FED thừa biết rủi ro đó và vì thế chương trình QE2 được thực hiện với tần suất điều chỉnh.”

Ông Geithner đang đưa ra tuyên bố trái chiều. Một mặt không khẳng định đồng nhân dân tệ đang bị định giá quá thấp quá mức (vì thế đồng USD cần tiếp tục hạ giá, ít nhất so với đồng nhân dân tệ).

Mặt khác, ông khăng khăng: “Không nước nào, có thể hạ giá đồng tiền để giành được sự thịnh vượng và khả năng cạnh tranh. Chiến lược đó không thực tế và chúng tôi sẽ không tham gia vào nó.”

Thực tế ý ông Geithner muốn nói: Đồng USD vốn đã giảm mạnh so với nhiều đồng tiền lớn khác và điều đó ổn. Chúng ta đều biết thế. Tuy nhiên nếu Trung Quốc đẩy nhanh nâng giá đồng nhân dân tệ hơn, mọi chuyện sẽ còn tốt nữa.

My Vân
Theo WSJ