1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

“Đòn thù” của doanh nghiệp

Những công nhân đại diện tập thể nêu kiến nghị hoặc thương lượng với chủ doanh nghiệp thường bị quy chụp là “cầm đầu”, có nguy cơ mất việc...

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Dù đạt được những thỏa thuận có lợi cho tập thể công nhân (CN) sau 3 ngày ngừng việc nhưng chị N., CN Công ty Wonderful Sài Gòn Electrics (tỉnh Bình Dương), vẫn lo lắng: “Tôi là một trong những người đại diện CN ký tên trong biên bản làm việc với công ty. Không biết sắp tới, công ty có tìm cách cho tôi nghỉ việc vì nghĩ tôi “cầm đầu” CN khiếu nại, đòi quyền lợi hay không?”.

 

Đứng mũi chịu sào

 

Tranh chấp tại Công ty Wonderful Sài Gòn Electrics khởi phát từ ngày 1-4 khi gần 3.000 CN phản ứng quy định làm việc mới: Tăng 5 ngày công nhưng chỉ được hưởng thêm 200.000 đồng/tháng. Khi vào ca đúng ngày nghỉ lễ, CN không được nghỉ bù, chất lượng bữa ăn quá kém.

 

“Đòn thù” của doanh nghiệp
Ông Nguyễn Văn Xem - Phó Chủ tịch LĐLĐ quận 12, TP HCM - trao đổi, lắng nghe kiến nghị của công nhân Công ty Shilla Bags

 

Chị N. cho biết sau 2 ngày ngừng việc, bức xúc của CN càng lên cao khi không hề có đại diện nào của công ty đứng ra tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của họ; giữa tập thể CN và lực lượng bảo vệ suýt xảy ra xô xát. Đến ngày thứ ba, khi cơ quan chức năng có mặt, sự việc mới được giải quyết.

 

Tại Công ty Hóa nông Lúa Vàng (tỉnh Bình Dương), ngày 27-3, gần 100 CN đã ngừng việc để phản đối quy định mỗi CN chỉ được đi vệ sinh 1 lần/buổi (không quá 7 phút), nếu vượt quá số lần và thời gian quy định sẽ bị trừ tiền thưởng. Bên cạnh đó, công ty chậm điều chỉnh lương tối thiểu vùng nhưng tăng mức đóng BHXH, CN làm việc trong môi trường độc hại chỉ được nghỉ 12 ngày phép, CN bị ép tăng ca 80-150 giờ/tháng, công ty giao kết hợp đồng sai quy định…

 

Sau khi thương lượng, công ty hứa giải quyết các bức xúc của CN nhưng không đồng ý trả lương 3 ngày ngừng việc. Chị T.H, một CN của công ty, cho biết: “Hầu hết CN đều sợ nên tôi và một số anh em phải đứng ra để thương lượng với giám đốc. Sau tranh chấp, tôi biết mình khó tiếp tục làm việc tại công ty nhưng vẫn chấp nhận, chỉ mong công ty cải thiện điều kiện làm việc cho CN”.

 

Sau ngừng việc là... mất việc

 

Việc CN lo lắng bị doanh nghiệp (DN) “thù dai” và trả đũa không phải là vô cớ. Trong cuộc tranh chấp ở Công ty Shilla Bags (quận 12, TP HCM) mới đây, khi các cơ quan chức năng yêu cầu CN cử đại diện vào làm việc, không ai chịu vào vì sợ bị “nhớ mặt và trả thù”.

 

Dẫn chứng cho lo ngại này, CN cho biết khi tranh chấp đang diễn ra, ông Cho Muyng Hoan, giám đốc công ty, đã yêu cầu bảo vệ kéo 6 nữ CN ra khỏi xưởng và dọa đuổi việc do nghi ngờ họ “cầm đầu” cuộc ngừng việc. Các CN này bị nghi ngờ chỉ vì lỡ miệng hỏi: “Những ngày ngừng việc có được trả lương không?”. Sau khi tranh chấp được giải quyết, 6 CN này đã viết đơn xin thôi việc vì biết chắc nếu tiếp tục ở lại cũng sẽ “khó sống”.

 

Cũng vì đứng ra đại diện tập thể thương lượng với DN, mới đây, chị Phạm Thị Nhung, CN Công ty Jakovi (quận Gò Vấp, TP HCM), đã phải nếm mùi bị trả đũa. Hơn 1 tháng nay, lấy cớ Nhung không chịu tăng ca, công ty không cho chị vô xưởng làm việc mà bắt chị “ngồi chơi” tại căng tin.

 

Trước đó, giữa tháng 1/2014, sau khi hết giờ làm việc chính thức, gần 100 CN rời xưởng, cương quyết không tăng ca để phản đối việc công ty ép tăng ca hơn 100 giờ/tháng, nợ lương tháng 12/2013 và không công bố việc trả lương tháng 13. Khi cơ quan chức năng quận Gò Vấp đến giải quyết đã mời một số CN vào đối chất với công ty.

 

“Tôi là một trong số những người đứng ra đại diện CN nêu lên các sai phạm của công ty, kết quả là tôi đang bị gây khó dễ đủ điều” - chị Nhung cho biết.

 

Đổ thêm dầu vào lửa

 

Theo luật sư Trần Hữu Tín, Trưởng Văn phòng Luật sư Tín và cộng sự, các hành vi trù dập, trả thù người lao động ngừng việc là vi phạm pháp luật lao động. Mặt khác, khi xảy ra ngừng việc tập thể, nghĩa là bức xúc của CN đã lên đến đỉnh điểm, hình ảnh của DN đã trở nên xấu đi trong mắt CN. Việc trả đũa CN chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, càng làm xấu thêm hình ảnh DN và đánh mất niềm tin của CN.

 

Theo Mai Chi

NLĐ
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm