1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

DOC dự kiến nâng thuế nhập khẩu đối với tôm Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) dự kiến sẽ nâng các mức thuế sơ bộ đối với tôm nhập khẩu từ Thái Lan, Việt Nam và Ấn Độ vào Mỹ sau đợt rà soát thuế chống bán phá giá lần thứ 8 từ 1/2/2012 đến ngày 31/1/2013.

Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
 Chế biến tôm xuất khẩu tại Hậu Giang. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

 

Mức thuế sơ bộ được Mỹ đưa ra dựa trên một phương thức tính toán mới được gọi là “xác định chênh lệch giá” của DOC.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Vàng, chứng khoán Mỹ bật tăng trở lại trong phiên cuối tuần

 

Xác định chênh lệch giá cho phép DOC đánh giá sự khác biệt về giá tôm giữa các nước tiêu thụ, các khu vực, thời gian nhập khẩu và trong nhiều trường hợp khác nhau, từ đó áp dụng các mức thuế cao hơn.

 

Chẳng hạn, các công ty xuất khẩu tôm Việt Nam - những doanh nghiệp có thể chịu tác động lớn nhất nếu phán quyết sơ bộ trên được áp dụng - bị áp thuế trong biên độ từ 5-10%, tăng mạnh so với phán quyết cuối cùng năm 2013 của DOC là 0%.

 

Nếu cần thiết, DOC có thể thiết lập mức giá xuất khẩu tôm dựa trên những tính toán riêng, và sau đó áp mức giá này đối với các hợp đồng nhập khẩu tôm.

 

Như vậy, DOC sẽ không còn sử dụng phương pháp tính toán đơn giản trước đó dựa trên giá xuất khẩu trung bình và chi phí trung bình.

 

Theo phán quyết sơ bộ, mức thuế riêng áp dụng đối với hai công ty xuất khẩu tôm Việt Nam là Minh Phú Seafood và Stapimex tăng từ mức 0% lên các mức tương ứng 4,98% và 9,75%.

 

Trong khi đó, mức thuế sơ bộ đối với tôm nhập khẩu từ Ấn Độ cũng tăng. Trong đó, mức thuế của công ty Devi Fisheries và Falcon Marine Exports lần lượt là 1,97% và 3,01%.

 

Tương tự như vậy, toàn ngành xuất khẩu tôm Thái Lan sẽ phải đối mặt với mức thuế chống bán phá giá tôm tăng từ 0% năm 2013 lên 1,1%.

 

Tuy vậy, Pakfood. Marine Gold không có tên trong danh sách đối tượng chịu thuế sơ bộ năm 2014 bởi doanh nghiệp này “thoát được” điều tra chống bán phá giá từ ngày 1/2/2012.

 

Vì những mức thuế trên chỉ là dự kiến, nên không có hiệu lực hồi tố hay cũng không có ảnh hưởng đến tiền mặt ký quỹ đối với hoạt động xuất khẩu tôm hiện nay.

 

Tất cả các mức tiền mặt ký quỹ sẽ tiếp tục có hiệu lực theo phán quyết cuối cùng mới công bố gần đây nhất (năm 2013).

 

Tuy nhiên, nếu mức giá sơ bộ này được thông qua mà không có sự thay đổi nào, thì các doanh nghiêp nhập khẩu trong giai đoạn kiểm tra hiện nay sẽ nợ số tiền tính theo mức tăng thuế sau khi quá trình kiểm tra kết thúc.

 

Công thức xác định chênh lệch giá của DOC tính toán sự chênh lệch về giá giữa các nước nhập khẩu tôm, thời gian và khu vực khác nhau.

 

Xác định chênh lệch giá sẽ thay thế cho phương pháp “bán phá giá mục tiêu” mà DOC sử dụng khi một doanh nghiệp thành viên của ngành thủy hải sản Mỹ đệ đơn cáo buộc về hành vi bán phá giá tôm.

 

Tuy nhiên, tất cả phương pháp chống bán phá giá của DOC được coi là gây tranh cãi, và cả Tòa án Thương mại Quốc tế và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đang đánh giá những khó khăn trong việc áp dụng các phương pháp này đối với các mặt hàng khác hơn là mặt hàng tôm./.

 

Theo M.H

TTXVN/Vietnam+
 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm