1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Đồng Tháp:

Doanh nghiệp thu mua lúa "lật kèo" phút chót, "bỏ rơi" nông dân

(Dân trí) - Công ty Doximexco (Đồng Tháp) cho rằng độ lẫn trong lúa quá cao nên không thu mua lúa của dân theo hợp đồng đã ký. Sự “lật kèo” vào lúc đang thu hoạch rộ này đã đẩy hàng trăm nông dân của 7 hợp tác xã ở huyện Tân Hồng rơi vào cảnh khó khăn.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:
 

Thực hiện lời mời gọi của UBND tỉnh Đồng Tháp trong việc tiêu thụ lúa cho nông dân trong cánh đồng lớn, ngày 13/10/2013, Công ty Doximexco đã ký hợp đồng tiêu thụ lúa gạo với 7 hợp tác xã trên địa bàn huyện Tân Hồng với diện tích lên đến 746 ha của 210 hộ dân.

Trong hợp đồng, các quy trình sản xuất giữa công ty và nông dân đã thỏa thuận rất cụ thể như thời gian xuống giống của từng hợp tác xã; nông dân thông báo cho công ty biết thời điểm thu hoạch; kế hoạch thu mua,… Và từng loại giống sản xuất cũng được công ty đưa ra cho nông dân gieo trồng. Nhìn chung bản ký hợp đồng giữa công ty với nông dân ở các vùng nguyên liệu của 7 hợp tác xã được xem ra là một hình thức làm ăn mới bước đầu tạo được sự phấn khởi trong nông dân.

Ông Trần Văn Khoẻ - ở HTX Thành Lập (xã Tân Công Chí) bên ruộng lúa những ngày chưa gặt

Ông Trần Văn Khoẻ ở HTX Thành Lập (xã Tân Công Chí) bên ruộng lúa những ngày chưa gặt

Tuy nhiên đến thời điểm thu hoạch lúa, nông dân liên tục liên hệ với công ty để công ty cử cán bộ đến thăm đồng, chuẩn bị ngày gặt và thoả thuận giá cả,…nhưng khi cử cán bộ đến, hai bên không thống nhất được giá thu mua như hợp đồng đã ký, trái lại công ty mua lúa thấp hơn giá thị trường từ 200 – 300 đồng/1kg.

Nông dân Huỳnh Văn Hùng - ấp 3 thị trấn Sa Rài, Tân Hồng cho biết: “Trong quá trình ký hợp đồng cho tới khi thu hoạch,  công ty không tới, cũng không trực tiếp tới gặp nông dân và cho tới bây giờ bà con thu hoạch rộ rồi mà công ty cũng không có lên gặp gỡ nông dân. Sốt ruột lúa chín, bà con tui phải tự gặt lúa rồi đi tìm thương lái bán với giá rẻ hơn từ 200 – 300 đồng/kg lúa để trang trải tiền phân thuốc,…Bà con tôi rất buồn vì làm ăn mà công ty không giữ chữ tín, công ty ký kết mua lúa nhưng rồi công ty cho rằng độ thuần của lúa không đạt chuẩn gì đó rồi bỏ chúng tôi.”

Anh Hùng cũng nhiều hộ nông dân khác đều gặp khó khăn khi công ty lật kèo phút chót, không mua lúa

Anh Hùng cũng nhiều hộ nông dân khác đều gặp khó khăn khi công ty lật kèo phút chót, không mua lúa

Cùng chung tình cảnh bị công ty “bỏ rơi” giữa đường, nông dân Trần Văn Khoẻ - ở HTX Thành Lập (xã Tân Công Chí) bức xúc cho biết: “Lâu này bà con làm lúa cứ “tự bơi” đi bán lúa nên cũng gian khổ lắm. Bởi vậy khi có DN đến lo đầu ra cho chúng tôi, bà con mừng lắm, nhất là công ty hứa mua cao hơn giá thị trường từ 200 – 300 đồng/kg lúa. Nhưng không ngờ đến lúc giá lúa giảm (đầu tháng 3), DN viện lí do lúa lẫn, không thuần chủng rồi bỏ bà con chúng tôi. Đáng nói, giống lúa mà nông dân chúng tôi gieo xạ là do công ty giới thiệu nên giả sử lúa có lẫn đi nữa thì lỗi này cũng do công ty! Chuyện rõ ràng ra thế nhưng đến bây giờ, giá lúa đã tăng lên,…nhưng công ty vẫn bỏ rơi chúng tôi! ”

Hiện nay tổng số diện tích lúa mà Công ty Doximexco ký hợp đồng với nông dân của 7 hợp tác xã với diện tích 746 ha (chủ yếu là giống lúa Jasmine 85) nhưng công ty chỉ duy nhất thu mua được 14/44 ha lúa giống IR50404 của nông dân hợp tác xã Tân Phát xã Tân Thành A, như vậy còn lại 732 ha khác thì đến thời điểm này công ty cứ viện lý do độ lẫn từ 20 - 80 %. Trong khi đó, qua kiểm nghiệm của chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, trạm bảo vệ thực vật huyện, công ty giống cây trồng huyện chợ mới và hợp tác xã Phát Tài diện tích lúa mà nông dân ký hợp đồng với công ty Doximecco của hai hộ nông dân cho thấy 1 ruộng có độ thuần đạt 99,7 % và 1 ruộng đạt độ thuần 99,3 %.

Ngày 25/3, PV Dân trí đến công ty (buổi sáng và chiều) nhân viên công ty đều báo lãnh đạo bận họp

Ngày 25/3, PV Dân trí đến công ty (buổi sáng và chiều) nhân viên công ty đều báo lãnh đạo bận họp

Trao đổi với PV Dân trí ông Võ Thanh Tuấn –  Phó chủ tịch xã Tân Công Chí cho biết: “Thời điểm xảy ra vụ việc khoảng 1 tuần nay, lúc đó giá lúa thấp hơn bây giờ từ 150 – 300 đồng/kg. Dù bây giờ giá lúa đã tăng lên nhưng công ty vẫn bỏ rơi nông dân, vẫn cho rằng độ lẫn trong lúa của người dân cao (ở mức từ 20 – 80%) nên không thu mua. Về điểm này, với cá nhân tôi thì không thể xảy ra, vì như tôi mua một giống lúa thường bên ngoài về gieo xạ đi nữa thì độ lẫn cũng không đến mức cao như vậy.”

Tính đến thời điểm hiện tại, bà con đã tự thu hoạch lúa hơn 2/3 diện tích trên tổng 764 ha, năng suất bình quân đạt từ 6,5 – 7 tấn/ha. Nhiều nông dân để trả tiền phân thuốc nên bấm bụng bán lúa cho thương lái bên ngoài với mức lỗ từ 200 – 300 đồng/kg. Chỉ một số ít hộ có điều kiện trữ lúa đến thời điểm này, bán được giá cao hơn từ 4.900 – 5.200 đồng, xem như không bị thua lỗ.

Liên quan đến vấn đề này, ngày 25/3 PV Dân trí đến trụ sở Công ty Doximexco để gặp lãnh đạo công ty tìm hiểu vụ việc nhưng vào buổi sáng và buổi chiều nhân viên văn phòng đều báo lãnh đạo công ty bận họp nên không thể tiếp và không có cuộc hẹn nào với PV Dân trí.

Ngày 25/3, PV Dân trí đến công ty (buổi sáng và chiều) nhân viên công ty đều báo lãnh đạo bận họp

Qua kiểm định lại độ thuần của giống Jamine của Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống (thuộc Cty CP Bảo vệ thực vật An Giang) cho thấy độ thuần của lúa đạt trên 99%

Được biết, trong cuộc họp bàn xung quanh vụ việc công ty Doximexco “quay lưng” bỏ rơi hàng trăm nông dân ở huyện Tân Hồng giữa đại diện các chủ nhiệm hợp tác xã với lãnh đạo công ty Doximexco do  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì, công ty Doximexco vẫn giữ nguyên quan điểm độ lẫn trong lúa cao nên không thu mua lúa cho nông dân. Do đó, UBND tỉnh Đồng Tháp giao cho Sở NN & PTNT tỉnh mời thêm đơn vị độc lập thứ 3 tiến hành lấy mẫu, kiểm tra lại độ lẫn của lúa rồi đưa ra hướng xử lí tiếp theo.

Chiều ngày 25/3, Trao đổi với PV Dân trí xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Công – Giám đốc Sở NN – PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết: “Sau khi chọn lựa nhiều đơn vị làm “người thứ 3” đứng giữa nông dân và doanh nghiệp để kiểm nghiệm lại độ thuần của ruông lúa Jamine của các hộ dân ở huyện Tân Hồng, cuối cùng chúng tôi chọn Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống của Công ty CP Bảo vệ thực vật An Giang. Qua báo cáo kết quả kiểm định độ thuần của giống lúa Jamine của 4 hộ nông dân ở 3 xã (An Phước, Tân Phước và Tân Thành B của huyện Tân Hồng) cho thấy độ thuần của lúa điều trên mức 99%. Với kết quả này gần đúng với kết quả kiểm định của Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp, trạm bảo vệ thực vật huyện Tân Hồng. ”
 
Nguyễn Hành - T.Tùng
 
VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm