1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Doanh nghiệp nội và cuộc chiến giành thị phần du lịch trực tuyến

Một công ty đặt khách sạn trực tuyến của Việt Nam vừa công bố huy động thành công số vốn 10 triệu USD từ các quỹ đầu tư nước ngoài. Trong bối cảnh nhiều công ty khởi nghiệp “sớm nở tối tàn”, việc công ty này được rót tài trợ khủng là một trong những tín hiệu lạc quan cho thấy, doanh nghiệp nội hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng với các công ty nước ngoài.

Mới đây, công ty đặt khách sạn trực tuyến Vntrip.vn chính thức thông báo đã huy động thành công nguồn vốn 10 triệu USD từ nhiều nhà đầu tư danh tiếng, trong đó dẫn đầu là Quỹ đầu tư Hendale Capital. Với việc huy động này Vntrip.vn trở thành top 3 startup Việt huy động nhiều vốn nhất 2017 (chỉ sau Momo - huy động 28 triệu USD, bằng với F88 - huy động 10 triệu USD).

Việc huy động nguồn vốn “khủng” của Vntrip.vn chỉ sau hai năm hoạt động khiến người ta liên tưởng đến hình tượng Thánh Gióng “lớn nhanh như thổi” của ngành du lịch trực tuyến nội địa.

Các mạng 4.0 và cuộc chiến giành thị phần du lịch trực tuyến

Cách mạng 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến đời sống xã hội Việt Nam và các ngành kinh tế, làm thay đổi mô hình hoạt động của các công ty trong hầu hết các lĩnh vực, trong đó du lịch chính là một trong những ngành có sự thay đổi mạnh mẽ để cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài.

Du lịch đã và đang trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam trong những năm gần đây. Du lịch không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu văn hóa.

5 năm trở lại đây, du lịch Việt có những bước tăng trưởng vượt bậc về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Với tốc độ tăng trưởng trung bình hơn 25% mỗi năm, du lịch là thị trường đầy tiềm năng và sôi động cho các doanh nghiệp mới tiếp cận thị trường và đưa ra những giải pháp tiện lợi cho khách hàng.

Du lịch Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.
Du lịch Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Trong năm 2016, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã lên đến 10 triệu, tăng gấp 4,3 lần so với năm 2001, và khách du lịch nội địa đạt 62 triệu, tăng 5,2 lần so với năm 2001. Cùng với đó, những chính sách hỗ trợ, thúc đẩy phát triển ngành du lịch của Chính phủ đã và đang được áp dụng với mục tiêu đạt con số 17 đến 20 triệu khách nước ngoài và 82 triệu khách nội địa đến năm 2020. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các doanh nghiệp du lịch Việt Nam.

Trước tiềm năng phát triển du lịch của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0, thị phần thị trường du lịch Việt đang có sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều đơn vị có vốn nước ngoài tại Việt Nam và những đơn vị thuần Việt. Bên cạnh đó đòi hỏi ngành du lịch khi áp dụng công nghệ cần khá nhiều khâu khác nhau. Đối với du khách, đầu tiên phải tìm địa chỉ, search trên mạng, tìm kiếm hotel, tìm các chỗ đi lại và giá cả hợp lý nhất. Tiếp theo là mua vé máy bay rồi các chỉ dẫn đường đi.

Hiện tại, thị trường du lịch Việt có các đơn vị OTA chia thành ba xu hướng chính là: Quốc tế - Quốc tế xu hướng nội địa hóa - Nội địa. Trong đó, các OTA (Online Travel Agent) là đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ du lịch như: Phòng khách sạn, tour du lịch, vé máy bay… cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, thanh toán đều được thực hiện thông qua hình thức online.

Theo số liệu của Hiệp hội Thương mại điện tử, các OTA thương hiệu toàn cầu lại đang độc chiếm thị trường Việt Nam, với 80% thị phần. Đây là con số khiến nhiều người không khỏi giật mình bởi các doanh nghiệp Việt dường như đang “thất thủ” trên chính sân nhà.

Cũng cần phải nói thêm rằng, cạnh tranh tại thị trường Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng lại không hề đơn giản với chính những doanh nghiệp nội khi phải cạnh tranh với các đối thủ ngoại. Nói đến vấn đề này không thể không nhắc tới vai trò trợ giúp của chính quyền sở tại. Cụ thể chính là Chính phủ Việt Nam.

Theo anh Lê Đắc Lâm, nhà đồng sáng lập và CEO của Vntrip.vn, trong thời kì “ngành công nghiệp không khói” đang phát triển mạnh mẽ vươn lên trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần có những bước đi hợp lý để đem đến những tiện ích mới hơn, thuận tiện hơn làm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.

Sự trỗi dậy của các doanh nghiệp du lịch nội

Trước sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp ngoại trong ngành du lịch, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua cũng đã bắt đầu lên tiếng.

Điển hình là năm 2016, Vntrip.vn khiến báo giới phải chú ý nhiều hơn với tư cách một startup còn non trẻ nhận 3 triệu USD vốn đầu tư từ những nhà đầu tư thiên thần như John Wu - cựu lãnh đạo Alibaba. Đặc biệt, sự kiện đăng đàn khởi kiện Agoda trốn thuế tại Việt Nam của Vntrip.vn cũng tác động đáng kể tới truyền thông và cơ quan chức năng, khiến Chính phủ nhanh chóng vào cuộc.

Kết quả là chỉ sau hơn 1 tháng kể từ ngày Vntrip.vn tố cáo Agoda, Bộ Tài chính đã ban hành công văn yêu cầu tính thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp với các trang mạng nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực đặt phòng khách sạn tại Việt Nam. Động thái tích cực và kịp thời này là phần thưởng cho những nỗ lực của doanh nghiệp Việt như Vntrip.vn trong việc đòi quyền lợi cạnh tranh công bằng với các “ông lớn” nước ngoài.

Việc Vntrip.vn đã tạo dấu ấn tiên phong để các doanh nghiệp nội có thể vững tin trong trong cuộc chiến với các đơn vị đến từ nước ngoài.

Còn nhớ năm 2016 khi vừa mới chân ướt chân ráo sau vài tháng thành lập, Vntrip.vn đã ký kết hợp đồng hợp tác chiến lược với Booking.com - chủ sở hữu hệ thống đặt phòng khách sạn lớn nhất thế giới thuộc tập đoàn Priceline của Mỹ. Thông qua đó, Vntrip.vn trở thành công ty đầu tiên của Việt Nam được cấp quyền truy cập vào mạng lưới khách sạn của Booking.com trên toàn thế giới.

Doanh nghiệp nội và cuộc chiến giành thị phần du lịch trực tuyến - 2

Ông Jayrus Lee, đại diện Booking.com cho biết, giờ đây, Vntrip.vn là hệ thống đặt khách sạn trực tuyến lớn nhất Việt Nam khi đã kết nối được với 8.000 khách sạn nội địa và hơn 1.000.000 khách sạn quốc tế.

“Chúng tôi tin tưởng vào sự lãnh đạo và tại năng của CEO Lê Đắc Lâm cũng như đội ngủ trẻ và đầy nhiệt huyết của Vntrip.vn. Hendale hy vọng rằng với sự hỗ trợ dồi dào về tài chính của mình, cũng như việc Vntrip.vn đã thành công trong khi mời được những chuyên gia đầu ngành của thế giới tham gia tư vấn, thì start-up này sẽ còn tiến xa hơn nữa và sớm trở thành công ty du lịch lớn nhất của Việt Nam”- ông Geoff Lee, giám đốc điều hành quỹ Hendale chia sẻ.

Trên hành trình trở thành doanh nghiệp tiên phong trong cuộc chiến giành thị phần du lịch trực tuyến, trong năm 2017, Vntrip.vn đã có những bước phát triển vượt trội, khẳng định vị thế cạnh tranh của mình. Quy mô công ty từ 40 nhân viên ít ỏi khi mới thành lập, sau hai năm hoạt động, đến nay Vntrip.vn đã có 3 văn phòng đại diện với hơn 300 nhân viên. Cùng với sự mở rộng về quy mô, Vntrip.vn cũng bứt phá trong bảng thứ hạng Alexa khi lọt TOP 115 website tại Việt Nam, vượt qua hầu hết đối thủ nhiều năm tuổi đời cùng lĩnh vực.

CEO Lê Đắc Lâm – Trong 1 sự kiện quảng bá du lịch của VnTrip.
CEO Lê Đắc Lâm – Trong 1 sự kiện quảng bá du lịch của VnTrip.

Câu chuyện của Vntrip.vn, một lần nữa truyền cảm hứng cho cộng đồng khởi nghiệp trong nước.

“Chúng tôi rất vui mừng vì nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư. Trong hai năm vừa qua Vntrip.vn vẫn luôn cố gắng để nâng cao chất lượng dịch vụ và đồng thời tìm những giải pháp để có thể giảm giá phòng khách sạn xuống mức thấp hơn nữa cho khách hàng của mình. Chúng tôi cũng nhận thức được mình còn nhiều khâu phải hoàn thiện và luôn hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của khách hàng.” Lê Đắc Lâm, nhà đồng sáng lập và CEO của Vntrip.vn chia sẻ.

H. Nguyễn

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm