Doanh nghiệp "cầu cứu" tín dụng đen

(Dân trí) - Tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, các hợp đồng xuất khẩu lớn, làm ăn có lãi nhưng không vay nổi một nghìn của ngân hàng , giám đốc một công ty phải chấp nhận vay nóng “chợ đen” với lãi suất 9%/tháng (108%/năm).

Trước tình hình khó khăn của doanh nghiệp, đại diện Hội Doanh nhân trẻ ở các tỉnh thành khắp cả nước đã gặp mặt tại Hội thảo giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và hướng đi cho doanh nghiệp trong suy giảm kinh tế vừa diễn ra tại TPHCM do Hội doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức.

Ngắc ngoải vì vốn

Chứng minh hùng hồn tác động việc ngân hàng siết chặt vốn cho vay, ông Trần Xuân Mai, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Nam Định cho hay, công ty ông sản xuất về thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người nhưng không vay nổi 1 nghìn đồng của ngân hàng, gõ cửa đến đâu người ta cũng nói không có tiền.

“Trước một hợp đồng xuất khẩu hàng triệu USD đã ký kết nhưng thiếu vốn, buộc chúng tôi phải chấp nhận bám vào tín dụng đen với lãi suất 9%/tháng”, ông Mai nói.

Doanh nghiệp "cầu cứu" tín dụng đen - 1

Nhiều doanh nghiệp trong nước đang phải cầm cự sản xuất vì thiếu vốn (Ảnh minh họa).

Trước ý kiến, khó khăn là cơ hội để “sàng lọc” doanh nghiệp, anh Hà (hội doanh nhân trẻ TPHCM) đau đớn cho rằng, doanh nghiệp trong nước đang bị “tổn thương” nặng

Ông Võ Quốc Thắng, chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ VN lo ngại nếu không tìm ra giải pháp để “cứu” các doanh nghiệp trong nước thì buộc họ phải trông cậy vào nhà đầu tư nước ngoài. Và khi đó đứng trước nguy cơ bị doanh nghiệp nước ngoài sàng lọc, thâu tóm. “Xót xa vô cùng khi nhiều anh em doanh nhân chia sẻ phải bán dần cổ phần bao nhiêu năm của mình cho nhà đầu tư nước ngoài”.

nề trước những khó khăn, cầm cự được đến nay thì đều đã sắp đuối. Người này cho rằng các ngân hàng luôn cố tình nấn ná giữ lãi suất cao cùng với siết chặt tiền tệ đang đẩy doanh nghiệp đến đường cùng bởi theo anh nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ cần chục tỷ thôi, thậm chí có nơi chỉ cần 2 - 3 tỷ là đã được cứu.

Doanh nhân trẻ tỉnh Kon Tum, bà Nguyễn Thị Huệ Lý nhấn mạnh tình trạng doanh nghiệp thiếu tiền đầu tư, buộc phải vay tín dụng đen để cầm cự nếu không sớm được giải quyết sẽ hết sức nguy hiểm đến nền kinh tế khi doanh nghiệp vị vỡ hàng loạt.

Hay như đại biểu của Đắc Lắc bày tỏ lo ngại việc siết chặt tiền tệ là để giảm lạm phát thế nhưng khi thiếu tiền sẽ dẫn đến việc thiếu hàng thì e rằng lạm phát sẽ nối tiếp lạm phát.

Các doanh nhân cho rằng nhà nhà nước đã quá “mạnh tay” trong việc siệt chặt tín dụng, tín dụng chỉ tăng 7% trong 6 tháng đầu năm trong khi mức cho phép cả năm là 20% nên các doanh nghiệp vô cùng khó khăn tiếp cận vốn. Việc siết chặt tiền tệ để chống lạm phát là cần thiết nhưng việc thực hiện không theo lộ trình và thiếu chọn lọc gây hậu quả rất nặng. Nhiều doanh nghiệp phải co cụm sản xuất, phá bỏ hợp đồng, phá sản… Theo một số doanh nhân, cần ưu tiên nguồn vốn cho các lĩnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.

Trước tình trạng một số doanh nghiệp “mở mắt ra là lãi đổ lên đầu” và chỉ chờ để… chết, ông Huỳnh Công Thích (Bạc Liêu) phân tích theo quy định lãi suất chênh lệch cho vay của ngân hàng chỉ 0,3% so với lãi suất huy động thì lãi suất cho vay cao nhất chỉ 17 - 18%, nhưng thực tế doanh nghiệp phải vay vốn với lãi rất nặng”.

Ông Thích lo ngại việc cho thành lập quá nhiều ngân hàng cũng là nguyên nhân dẫn đến chạy đua lãi suất: “Ông ngân hàng nhỏ vay ông lớn để đủ vốn điều lệ hoạt động nên khi ông nhỏ tăng lãi suất, ông lớn cũng phải tăng. Vì thế phải hạn chế thành lập ồ ạt ngân hàng, các ông nhỏ cần được quy tụ lại”.

Nói thêm về vấn đề lãi suất, ông Nguyễn Tuấn Quỳnh (Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TPHCM) phân tích lãi suất huy động quy định 14% nhưng thực tế các ngân hàng vẫn huy động vốn ở mức 18%. Việc quản lý chưa nghiêm, thậm chí là… lờ đi gây nên tình trạng trên.

Quyết liệt siết chặt tài khóa

Vấn đề quyết liệt cắt giảm chi tiêu công được các đại biểu tham gia hội thảo đồng loạt quan tâm khi họ cho rằng Chính phủ cần minh bạch trong việc cắt giảm chi tiêu công như giảm được

Ba cách trước mắt để doanh nghiệp vượt qua khó khăn:

- Thu hẹp những hoạt động kinh doanh không cần thiết.

- Tiết kiệm chi phí một cách tối đa.

- Tận dụng đến các nguồn huy động vốn thông minh.

bao nhiêu, các địa phương thực hiện đến đâu…

Ông Phan Đình Tuệ (Đắc Lắc) thẳng thắn cho rằng việc chống lạm phát tập trung ở việc thắt chặt tiền tệ và tài khóa nhưng việc thực hiện chưa thật sự công bằng. Trong khi doanh nghiệp đã “lãnh đủ” bởi tác động của thắt chặt tiền tệ thì việc thắt chặt chi tiêu công vẫn chưa quyết liệt, hiệu quả cụ thể.

Mong mỏi của ông Tuệ là có một môi trường công bằng, bình đẳng giữa doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh. Ngoài ra, ý kiến chung của doanh nhân là nhà nước cần đơn giản hóa những thủ tục hành chính trong hoạt động kinh doanh để giảm công sức, tiết kiệm cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động.

Phân tích nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam ở mức cao, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn cho rằng ngoài yếu tố khách quan, Việt Nam có những yếu tố đặc thù như: Đầu tư công kéo dài không hiệu quả, hệ số hiệu quả (ICO) từ 2,5% kéo ra đến 9%; Nền kinh tế đang ở giai đoạn chuyển sang kinh tế thị trường, một số mặt hàng vẫn còn bao cấp như xăng dầu, điện…; Tác nhân từ chính cách tiền tệ: tín dụng trong các năm 2006 – 2008 tăng nhiều cho lĩnh vực bất động sản và chứng khoán đã tạo ra thu nhập cho một số ít người lúc “bong bóng” nhưng không tạo ra giá trị thực.

Hoài Nam