1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công
  4. Lùm xùm nợ thẻ Eximbank 8,8 tỷ đồng

Định nghĩa “người giàu dùng sim trả sau” đang thay đổi

(Dân trí) - Tính đến tháng 2/2017, Việt Nam có tới 95% thuê bao di động trả trước và cao gấp 1,25 lần mức trung bình thế giới. Câu chuyện này đang dần thay đổi kể từ khi các nhà mạng liên tục đưa ra các ưu đãi nhằm thu hút khách hàng trung thành.

Cả thế giới trả sau, Việt Nam vẫn ưa trả trước

3 năm trước khi cậu sinh viên Ngô Tấn Quang (25 tuổi) tốt nghiệp trường Đại học Công nghệ Nanyang (Nanyang Technological University - NTU) Singapore về nước lập nghiệp đã nhờ cậu bạn thân tư vấn xem gói cước trả sau nào phù hợp để tiện đăng ký liên lạc với mọi người. “Khi mình vừa dứt câu, anh bạn thân có vẻ rất ngạc nhiên và nói ‘đúng là đại gia về nước có khác, dùng trả sau cơ à?’. Lúc ấy thật sự mình không hiểu ý nghĩa của câu nói đó” – Quang kể lại.

Khi được giải thích rằng đa số mọi người ở Việt Nam đều dùng thuê bao trả trước, Quang mới hiểu rõ ngọn ngành và khá bất ngờ vì điều này không giống ở Singapore- nơi người dân sử dụng dịch vụ trả sau rất phổ biến.

Trước đây, Quang từng bị bạn bè gọi là “người giàu” khi muốn đăng ký thuê bao trả sau
Trước đây, Quang từng bị bạn bè gọi là “người giàu” khi muốn đăng ký thuê bao trả sau

“Nếu dùng thuê bao trả sau tại Singapore, hàng tháng mình sẽ phải chi trả một khoản tiền nhất định, từ đó có nhiều gói để lựa chọn và được hưởng phút gọi, internet theo gói mình mua, rất dễ quản lí chi tiêu. Ngoài ra, vì mình thường mua gói lớn của trả sau nên bao giờ cũng có nhiều ưu đãi, khuyến mại tốt. Khác với các thuê bao trả sau của Việt Nam trước đây, gọi bao nhiêu trả bấy nhiêu nên nhiều người nghĩ dùng trả sau đắt” – Quang cho biết.

Câu chuyện của Quang chỉ là một trong số nhiều câu chuyện được kể lại của người Việt khi so sánh sự khác nhau giữa thuê bao trả sau của Việt Nam và quốc tế những năm trước đây. Theo số liệu thống kê của GSMA Intelligence - một trong những trang thống kê đầy đủ và chính xác nhất các số liệu của thị trường di động thế giới hiện nay, tính tới hết quý 1/2017, tỷ lệ thuê bao trả trước trung bình của thế giới đang ở mức 76%, còn Việt Nam lên tới 95%.

“Cởi mở” chính sách, thuê bao trả sau tăng trưởng 40% mỗi tháng

Có thể nói đến thời điểm hiện nay, những con số trên đã là quá khứ. Theo thông tin mới nhất, tỉ lệ thuê bao trả sau thời gian gần đây đang có sự gia tăng rõ rệt, điển hình như nhà mạng Viettel, lượng thuê bao trả trước chuyển sang trả sau đã tăng trưởng tới 40% mỗi tháng.

Có sự thay đổi này phải kể đến nỗ lực “thần tốc” của các nhà mạng trong việc mong muốn đưa Việt Nam bắt kịp xu hướng thế giới, đồng thời mang lại sự trải nghiệm ngày một tốt hơn cho người dùng nên đã “gia tăng” hết cỡ các chính sách khuyến mãi cho thuê bao trả sau.

Việc đưa ra nhiều chính sách ưu đãi của nhà mạng giúp thuê bao trả sau gia tăng rõ rệt thời gian gần đây
Việc đưa ra nhiều chính sách ưu đãi của nhà mạng giúp thuê bao trả sau gia tăng rõ rệt thời gian gần đây

Theo đó, cước thuê bao tháng- rào cản đầu tiên khiến người dùng ít lựa chọn trả sau đã được miễn phí hoàn toàn. Tâm lý “trả sau ít khuyến mại” cũng được gỡ bỏ với những gói khuyến mại “khủng”. Ví dụ như gói cước T100 của Viettel (cước 100.000đ/tháng, người dùng được tặng 1000 phút nội mạng và 10 phút ngoại mạng); gói B250 (250.000đ/tháng, người dùng được tặng 2000 phút nội mạng và 8GB tốc độ cao hoặc 2000 phút nội mạng, 100 phút ngoại mạng và 3GB tốc độ cao). Đối với người dùng muốn trải nghiệm thoải mái cả dịch vụ data và nghe gọi thì có thể chọn gói cước không giới hạn B500.

Chưa hết, khách hàng dùng thuê bao trả sau Viettel giờ đây cũng không cần ra tận nơi thanh toán cước phí, bởi đã có nhiều phương thức thanh toán khác như qua thẻ cào, tài khoản ngân hàng, các dịch vụ như BankPlus, Viettel Pay, hay đăng ký thu phí tại nhà.

Có thể thấy, những nỗ lực của nhà mạng đã đưa trả sau phổ cập đến người Việt và từ đó góp phần tác động tích cực đến thị trường. Ông Nguyễn Đức Trung, Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết việc thúc đẩy phát triển thuê bao trả sau giúp đảm bảo an toàn, an ninh xã hội cũng như hạn chế cuộc gọi rác, tin nhắn rác.

Trả sau giờ đây ai cũng có thể sử dụng, không chỉ còn là đối tượng “người giàu” như người ta vẫn nhìn nhận trước đây. Quay lại câu chuyện của Ngô Tấn Quang, hiện tại, cậu đã trở thành nhân viên phát triển phần mềm tại công ty Rakuten Vik, Singapore. Cậu vui vẻ cho biết: “tại Singapore người dân vẫn chủ yếu dùng thuê bao trả sau, còn ở Việt Nam, cậu bạn thân vốn nhiều định kiến, cũng đã dùng trả sau rồi”.

Hà Thu