Phúc thẩm "bầu" Kiên

Đem tiền ACB đi gửi: “Ông Trần Xuân Giá nói luật không cấm thì chúng ta làm”

(Dân trí) - Các bị cáo trong vụ án “bầu” Kiên cùng đồng phạm được hội đồng xét xử hỏi về việc ký vào quyết định cho nhân viên đem tiền của ngân hàng ACB đi gửi.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hà Nội: Tiểu thương hoảng loạn vì cháy chợ Cầu Diễn

* Sẽ biệt phái cán bộ Công an sang Tổng Công ty Quản lý bay

* Sẽ khởi công sân bay Phan Thiết vào quý II/2015

* Formosa đưa Đài Loan lên đối tác thứ 4 của Việt Nam về FDI

* Phúc thẩm “bầu” Kiên: Lý Xuân Hải "nổi đóa" khi biết "bầu" Kiên mua cổ phiếu ACB

* Bắt vụ buôn lậu điện thoại “sang chảnh” Vertu

Sáng 4/12, tòa phúc thẩm tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tiếp tục làm việc về nội dung liên quan đến hành vi Cố ý làm trái các quy định của nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.

Mở đầu phiên xét xử, bị cáo Lê Vũ Kỳ được hội đồng xét xử gọi lên vành móng ngựa để thẩm vấn. Bị cáo này kháng cáo xin giảm hình phạt với lý do chỉ là người phụ trách kỹ thuật, am hiểu pháp luật hạn chế.

“Vì tham gia vào hội đồng quản trị rất đột ngột nên không tham gia đuợc khóa đào tạo về quản lý kinh tế, tài chính ngân hàng”, Lê Vũ Kỳ nói.

Bị cáo Kỳ cũng cho biết, ảnh hưởng của bị cáo trong lĩnh vực công nghệ thông tin rất lớn nhưng các lĩnh vực pháp lý thì vai trò trong thường trực hội đồng quản trị chỉ là thứ yếu.

HĐXX hỏi Lê Vũ Kỳ: Bị cáo có được tham gia cuộc họp 22/3/2010 không ? cuộc họp có những ai ?

Bị cáo Lê Vũ Kỳ: Tôi có tham gia, cũng như mọi cuộc họp khác, gồm anh Trần Mộng Hùng, Nguyễn Đức Kiên, Phạm Trung Cang, Lý Xuân Hải, Trịnh Kim Quang, ông Trần Xuân Giá làm chủ tịch. Ngoài ra còn có trưởng ban kiểm soát tên Hiểu, kế toán trưởng và tôi.

HĐXX: Nội dung cuộc họp là gì ?

Bị cáo Lê Vũ Kỳ: Là cuộc họp hàng tuần, vấn đề nêu ra rất nhiều nên tôi không nhớ hết được nhưng trong đó có nội dung cá nhân ở ACB đem tiền của ACB đi gửi tiền. Cá nhân tôi không tham gia thảo luận về chủ trương trên, tôi nhớ anh Lý Xuân Hải có đề xuất việc ấy vì vốn bị ứ đọng nhiều quá, không tiêu hết.

HĐXX: Có mâu thuẫn gì với Nguyễn Đức Kiên không ?

Bị cáo Lê Vũ Kỳ: Tôi với anh Kiên không có mâu thuẫn gì cả

Đến lượt mình, bị cáo Phạm Trung Cang nhận cho biết, nhận trách nhiệm khi tham gia cuộc họp, về hành vi cho nhân viên đi ủy thác gửi tiền. Bị cáo này cũng cho biết thêm, việc giải quyết tiền ứ đọng đã có nhiều cuộc họp trước đó, có ý kiến giảm lãi suất để người dân bớt gửi tiền.

Bị cáo Phạm Trung Cang xin trình bày chứng cứ ngoại phạm tại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 4/12
Bị cáo Phạm Trung Cang xin trình bày chứng cứ ngoại phạm tại phiên tòa phúc thẩm sáng ngày 4/12

“Tôi chính thức đề nghị với hội đồng là giảm lãi suất cho vay. Ý kiến của tôi đã bị phản đối, nếu giảm lãi suất cho vay thì giảm thu nhập, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Anh Lý Xuân Hải cũng phản đối. Tôi là phó chủ tịch duy nhất làm việc bán thời gian ở ACB, riêng vấn đề gửi tiền 22/3/2010 khi Lý Xuân Hải đưa ra giải pháp ủy thác cho nhân viên đi gửi tiền. Tôi rất băn khoăn liên quan đến đề nghị này. Ban pháp chế khẳng định không có gì sai, Trần Xuân Giá nói rằng luật không cấm thì chúng ta làm”, lời bị cáo Phạm Trung Cang.

Bị cáo Phạm Trung Cang cũng xin trình bày về bằng chứng ngoại phạm, tôi xin HĐXX xem xét về việc tôi đã đi khỏi ACB, tôi đi Mỹ từ ngày 9/5/2011 trở về 20/9/2011 như vậy khi ACB gửi tiền tôi hoàn toàn không có ở Việt Nam.

HĐXX hỏi Phạm Trung Cang: Tại cuộc họp thành viên ông có ý kiến như thế nào ?

Tôi có ký vào quyết định nhưng trong những ngày tháng ở trong trại giam tôi có ân hận nghĩ lại tại sao lại ký chung vào quyết định của hội đồng thường trực trong cuộc họp.

Tại cuộc họp đó, giải pháp cuối cùng do anh Lý Xuân Hải đưa ra, ông chủ tịch Trần Xuân Giá có nhiều kinh nghiệm trong luật nói không phạm luật. bản thân Tôi và anh Nguyễn Đức Kiên có tranh luận kịch liệt với nhau về việc này.

HĐXX: Tòa sơ thẩm xử thế có oan không ?

Không có oan nhưng bản án hơi nặng, quá nặng với tình tiết của tôi vì khi hậu quả xảy ra tôi không có mặt ở đó nữa.

Sau bị cáo Phạm Trung cang, bị cáo Trịnh Kim Quang lên vành móng ngựa nói về tội Cố ý làm trái rằng: “Tôi kêu oan vì tôi không bao giờ có tội cố ý làm trái. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, nếu tòa thấy rằng tôi vi phạm pháp luật ở tội danh nào đó thì tôi xin giảm án”.

Phạm Trung Cang thuật lại, năm 2010, tôi chỉ có ký một chữ ký duy nhất, còn năm 2011 có nhiều tình tiết khác nhau. Trong năm 2011, những gì tôi biết được thì không có chủ trương ủy thác gửi tiền. Việc hồi tố về hành vi năm 2010 với tôi không phù hợp lắm, biên bản 22/3/2010 không hề trái ,theo nhận thức của tôi lúc bấy giờ việc ủy thác không trái pháp luật.

Tôi chưa rõ việc ủy thác là trái pháp luật hay không trái pháp luật vì có nhiều điều mù mờ. Ngân hàng nhà nước chưa hề có văn bản nào cấm hoạt động ủy thác. Mặt khác, Ông Trần Xuân Giá khi làm chủ tịch luôn luôn nhắc nhở, tinh thần mới của luật doanh nghiệp được làm những gì luật pháp không cấm.

Lê Tú

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”