Dạy chim hót ở thủ đô, đút túi tiền tỷ

Trong 36 thứ nghề được coi là nghề “độc”, có lẽ vẫn thiếu một nghề nữa, đó là dạy chim hót. Nghề cực khó này mang về cho các “thầy” dạy chim tiền tỷ mỗi năm.

Anh Nguyễn Văn Phúc bên những chú chim cu gáy, thứ chim đã mang lại cho anh tiền tỷ.

Anh Nguyễn Văn Phúc bên những chú chim cu gáy, thứ chim đã mang lại cho anh tiền tỷ.

 

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

*
Vớ bẫm từ gom cổ phiếu ngày 19/6

* Chủ resort 5 sao Olalani phải bồi thường 45 tỷ

* Thỏa thuận hạt nhân với Việt Nam sẽ tạo 50.000 việc làm cho Mỹ

* TPHCM: Tiệm vàng bị phạt 400 triệu đồng khiếu nại UBND TP.HCM

Anh Nguyễn Văn Phúc, 27 tuổi, ở thôn Hiệu Chân, xã Tân Hưng (Sóc Sơn, Hà Nội) là một ví dụ điển hình.

 

Ngã rồi đứng dậy mà đi

 

Phúc từng du học 4 năm ở Nga về lập trình công nghệ thông tin. Năm 2009 về nước, Phúc dễ dàng có được một công việc ổn định với mức lương khá. Nhưng, “làm được 1 năm, tôi quyết định bỏ nghề về nuôi chim với bố. Phần vì mức lương chưa thỏa đáng với công sức mình bỏ ra, phần vì tôi mê nghề nuôi chim quá!” - Phúc chân thành nói.

 

Ngày anh bỏ việc văn phòng về quê, không khí trong nhà Phúc trầm lặng vô cùng. Hàng xóm thì lời ra tiếng vào, bảo rằng Phúc dại, bỏ một công việc bao người mơ ước để về làm nông dân… Nghĩ đến một đống tiền của đã đầu tư cho Phúc ăn học, gia đình anh ra sức khuyên ngăn, nhưng cũng chẳng ăn thua. Ông Nguyễn Văn Vân - bố Phúc bảo: “Phúc nó tuổi Đinh Mão, là người quyết đoán lắm, đã nói là làm nên cuối cùng gia đình đành chiều theo ý nó”.

 

Lúc đầu chưa có vốn, Phúc vay mượn gia đình, anh em mua được 200 đôi bồ câu Pháp. Nuôi được 3 tháng thì đàn chim bỗng thi nhau lăn ra chết, thiệt hại hàng chục triệu đồng. Vừa cụt vốn, vừa hụt hẫng, Phúc chán nản và có ý định bỏ nghề... “Bố tôi có kinh nghiệm nuôi bồ câu đã hơn chục năm nay, nhưng tôi không nuôi theo cách của bố. Vì kinh nghiệm còn non, nên tôi thất bại. Ngã rồi thì phải đứng dậy mà đi thôi...” – Phúc nói.

 

Vậy là ngày ngày, Phúc học hỏi thêm kinh nghiệm từ bố, rồi tham khảo sách, báo và đi tham quan mô hình ở khắp nơi. Hễ nghe tin ở đâu có người nuôi chim bồ câu giỏi là anh tìm đến học hỏi. Có kiến thức, kỹ thuật trong tay, anh dần tăng đàn, từ 200 đôi lên 500 đôi và bây giờ Phúc đã có hơn 5.000 đôi chim bồ câu, cu gáy. Ngoài ra, trung bình mỗi tháng anh cung cấp cho thị trường khoảng 1.200 đôi bồ câu thịt và giống; 200 đôi cu gáy và khoảng 150 đôi bồ câu Mỹ, thu về 150 – 220 triệu đồng.

 

Lớp “thẩm âm” đặc biệt

 

Mặc dù nuôi bồ câu rất thành công, nhưng Phúc lại được người ta biết đến chủ yếu với “biệt tài” nuôi chim cu gáy. Phúc tâm sự, sau những thành công trong việc nuôi chim bồ câu, anh nhận thấy nhu cầu chơi chim cảnh, đặc biệt là chim cu gáy rất lớn. Hơn nữa loại chim này rất hiếm, chủ yếu bắt được ngoài tự nhiên chứ ít ai thuần dưỡng nuôi sinh sản được, do vậy giá chim cũng không hề rẻ. Năm 2011, anh bắt đầu nuôi chim cu gáy, ban đầu mua được 20 đôi, rồi gây dựng dần lên.

 

Nuôi cu gáy đã công phu, dạy cho cu gáy hót còn công phu gấp bội. Hỏi về cách luyện hót cho chim, anh Phúc cười bảo:

 

“Mình có lợi thế là biết về công nghệ thông tin. Mình sưu tầm vài giọng hót chuẩn, rồi mở loa vào mỗi buổi sáng cho chim hót theo. Cho chúng nghe nhiều lần để quen với tiếng hót, rồi dạy chúng hót theo sự điều khiển của mình. Ví dụ vẫy tay là bắt đầu hót, vẫy 2 cái hót hai lèo…”.

 

Thông thường để có con chim vừa hay, vừa đẹp phải luyện ít nhất 2 năm. “Tôi huấn luyện rất nhiều con rồi, nhưng ấn tượng và thành công nhất là con cu gáy “3 lèo 6 bổ” (tức gù được 3 lèo và bổ liên tục 6 cái), được khách mua trả 19 triệu đồng. Năm ngoái, tôi thu về hơn 3 tỷ đồng, lãi hơn 1 tỷ đồng”.

 

 

Theo anh Phúc, một con cu gáy có giá phải đảm bảo có: Mã ngỗng (to con, ngực nở, chân to, cánh rộng); vành hạt cườm ở cổ nhỏ, đều (cườm vừng thì giọng thổ, cườm nổ thì giọng kim); khi gù phải được 4 - 5 lèo, cuối cùng là sự thuần thục, chỉ cần vẫy tay là gù.

 

 

Theo Việt Tùng

Dân Việt

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm