1. Dòng sự kiện:
  2. Tư vấn tài chính cá nhân
  3. VNDirect bị tấn công

Bạc Liêu:

Dân bỏ túi 5 -10 triệu đồng/ngày nhờ khai thác con ruốc

(Dân trí) - (Dân trí) Hàng năm, cứ sau dịp Tết Nguyên Đán, ngư dân Bạc Liêu lại bắt đầu mùa thu hoạch ruốc. Niềm vui của bà con đánh bắt năm nay được nhân đôi khi ruốc trúng đậm, giá tăng thêm 10.000 đồng/kg, trung bình có ngư dân thu từ 5 -10 triệu đồng/ngày.

Theo ngư dân ở phường Nhà Mát, TP.Bạc Liêu, từ đầu năm đến nay ngư dân vùng biển huyện Đông Hải, TP.Bạc Liêu như được biển “mừng tuổi” năm mới khi ngư dân liên tiếp nhận được “lộc đầu năm” mấy nước biển liền. Con ruốc nay xuất hiện sớm hơn mọi năm, thường sau Tết Nguyên Đán khoảng 1 tháng vùng ven biển mới xuất hiện  ruốc. Tuy nhiên, năm nay trong những ngày đầu năm mới tại các cửa biển đã xuất hiện lượng ruốc khá lớn.

Phương tiện đánh bắt ruốc đơn giản thế này
Phương tiện đánh bắt ruốc đơn giản thế này

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

* Hà Lan dẫn dầu khối EU về FDI tại Việt Nam

* Hết thời 'nuông chiều' các khu kinh tế?

* Điều tra 185 vụ, 465 bị can phạm tội về tham nhũng trong quý I

* Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh, chứng khoán đỏ sàn

* Bộ Tài chính "tuýt còi" yêu cầu giảm giá sữa

* Hé lộ khả năng Nam A Bank "về một nhà" với Eximbank

Ông Nguyễn Văn Tuấn, một chủ phương tiện đánh bắt ở phường Nhà Mát phấn khởi cho biết, đang ăn Tết khi nghe tin con ruốc xuất hiện nhiều, gia đình phải gác lại chuyện sum vầy, huy động hết mọi người chuẩn bị ngư cụ ra biển. Ông Tuấn nói: “Người thì điều khiển ghe, người kéo lưới trên biển, người tải ruốc vào bờ. Còn phụ nữ ở nhà thì chuẩn bị xe kéo, lưới phơi ruốc.”

Người dân sống bằng nghề khai thác ruốc cho biết, khai thác ruốc là hình thức đánh bắt gần bờ, đi vào trong ngày. Những ngày xuất hiện lượng ruốc nhiều, mỗi ghe khai thác được từ 1 – 2 tấn ruốc tươi. Không riêng ở Nhà Mát, mà các của biển lớn của Bạc Liêu như Ghành Hào, Cái Cùng,… ngư dân đều đang tăng cường khai thác ruốc vì nó mang lại nguồn lợi lớn.
 
Do vậy, theo nhiều gười dân đánh bắt tại cửa biển Ghành Hào, huyện Đông Hải cho biết, đây đã là nước biển thứ hai trúng đậm ruốc, mỗi ngày ngư dân thu vào vài triệu bạc là chuyện thường.

Ruốc được phơi khô
Ruốc được phơi khô

Ông Nguyễn Thanh Nhàn, một hộ dân đánh bắt ruốc tại cửa biển Ghành Hào cho biết: Nước ruốc ngay sau Tết không trúng bằng nước này, hai ngày qua ông đã thu được gần 11 triệu đồng. Gia đình ông Nhàn là người địa phương, đã bám biển hàng chục năm nay. Tính sơ hai vụ ruốc vừa qua mới đánh bắt được 8 ngày, ông đã thu gần 30 triệu đồng.

Cũng vì vùng biển Bạc Liêu năm nay được mùa ruốc nên rất nhiều ghe, tầu ở các địa phương khác tràn về cùng đánh bắt và chung hưởng niềm vui trúng mùa. Tại Ghành Hào, không khó nhận ra rất nhiều tàu ghe mang biển số Cà Mau đang hoạt động đánh bắt tại đây. Thậm chí nhiều ngư dân Cà Mau đã qua vùng biển này từ trước Tết để tìm nơi ở, mướn sân phơi và cùng chia “lộc” cùng người địa phương.

Ruốc được phơi khô
Những năm trúng đậm thế này, một ngày có ngư dân bỏ túi từ 5 -10 triệu đồng là chuyện thường thấy ở xóm cào ruốc

Ông Nguyễn Văn Huyến quê ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chia sẻ rằng: “Đã theo nghề ruốc 5 năm. Mùa rưốc ở vùng biển Cà Mau và Bạc Liêu có sự khác biệt rất lớn. Ở vùng biển Tây của Cà Mau con ruốc có vào khoảng giữa năm, còn ở vùng biển Bạc Liêu thì lại có ngay dịp đầu năm mới”.

Theo đánh giá của ông Huyến thì mùa ruốc tại Bạc Liêu trúng đậm hơn ở Cà Mau, nhưng về thời gian thì ngắn hơn. Qua hai nước ruốc, ông Huyến đã thu trên 40 triệu đồng, năm nay nhờ giá xăng dầu giảm, nên trừ chi phí tính cả ăn uống ông bỏ ra chưa hết 10 triệu đồng. Ông đút túi chắc chắn 30 triệu đồng ngọt ơ, trong thời gian chưa tới một tháng trời.

Con ruốc đã xuất khẩu nên giá ruốc đang có lợi cho ngư dân sống bằng nghề này
Con ruốc đã xuất khẩu nên giá ruốc đang có lợi cho ngư dân sống bằng nghề này

Chị Trần Thị Thùy Dung, Chủ DNTN Thùy Dung cho biết, doanh nghiệp có trên 10 năm hoạt động chuyên thu mua, chế biến con ruốc xuất khẩu. Bình quân mỗi năm doanh nghiệp thu mua khoảng 500 tấn con ruốc khô, tương đương hàng ngàn tấn ruốc tươi để chế biến xuất khẩu. Ngoài thu mua con ruốc khô để chế biến xuất khẩu ở các cửa biển trong tỉnh Bạc Liêu, doanh nghiệp còn tìm kiếm, thu mua con ruốc ở các tỉnh ven biển trong khu vực ĐBSCL như Sóc Trăng, Cà Mau, Kiên Giang.

Ông Nguyễn Trường Hận, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Đông Hải cho biết: Năm nay con ruốc không chỉ trúng mùa mà còn được giá. Trung bình một ngày, có phương tiện khai thác con ruốc thu lãi từ 5 - 10 triệu đồng/ngày. Hiện giá ruốc khô được các thương lái, doanh nghiệp thu mua từ 50.000 - 55.000 đồng/kg, so với cùng kỳ cao hơn 10.000 đồng/kg nên ngư dân rất phấn khởi, an tâm bám biển.

Ông Hận còn vui vẻ cho biết thêm, mùa ruốc đén sớm đã góp phần tạo việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn ngư dân ở vùng ven biển Bạc Liêu và các tỉnh lân cận.

N. Hai - Nguyễn Hành
 

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”