1. Dòng sự kiện:
  2. Hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Da giày Mỹ kêu gọi EU dừng vụ kiện bán phá giá

Hiệp hội Dệt may Da - Giầy Mỹ (AAFA) vừa kêu gọi các thành viên của Liên minh hâu Âu cùng sát cánh với Hà Lan, Đan Mạch, Thụy Điển để phản đối việc áp thuế chống phá giá giày xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam vì cho rằng điều này tiềm ẩn nhiều tác hại.

AAFA cảnh báo việc áp thuế này có thể sẽ mang lại những thiệt hại cho người tiêu dùng châu Âu, họ sẽ phải mua với giá rất cao, hơn nữa những lựa chọn yêu thích của họ lại bị thu hẹp. Thêm vào đó, việc áp thuế này cũng sẽ gây tác động tiêu cực tới hàng trăm ngàn lao động của các công ty kinh doanh giày dép tại châu Âu.

AAFA là hiệp hội thương mại quốc tế đại diện cho các doanh nghiệp sản xuất giày dép và may mặc của nước Mỹ với các nhà cung cấp là hàng chục doanh nghiệp dệt may lớn mạnh trải khắp thế giới.

Nhiệm vụ của Hiệp hội này là thúc đẩy và cải thiện năng lực cạnh tranh, năng suất và lợi nhuận của các công ty thành viên trong giao thương với thị trường toàn cầu thông qua việc giảm thiểu những rào cản thương mại.

Trong cuộc gặp gỡ mới đây với các quan chức thương mại EC, AAFA đã đề cập tới vụ kiện bán phá giá giày mũ da vào châu Âu của ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ và cho rằng: nếu  đề xuất việc áp thuế chống phá giá lên các sản phẩm giày nhập khẩu từ các nước này được phê chuẩn bởi 25 nước thành viên EU, thì các công ty giầy sẽ phải đối mặt với mức thuế chống phá giá cao đối với mỗi sản phẩm giầy mà họ bán vào thị trường châu Âu vào năm tới.

Hành động này có thể sẽ ảnh hưởng tới hầu hết các nhãn hiệu sản phẩm chính và tên tuổi của các nhà sản xuất sản phẩm giày thời trang, thông dụng, cũng như sẽ tác động vào mặt hàng giày bảo hộ lao động của Trung Quốc, Ấn Độ.

Trước đó, trong quá trình vận động  tìm kiếm những kết quả có lợi từ vụ kiện, các nước Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ đã nhận được sự ủng hộ từ ba nước Bắc Âu là Hà Lan, Đan Mạch và Thụy Điển, tổ chức bảo vệ người tiêu dùng châu Âu và một số nước thành viên EU khác.

Tuy vậy, Hiệp hội da giày Việt Nam cũng cho biết, vụ kiện đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu năm 2005 chỉ đạt khoảng 3 tỷ USD so với 3,2 tỷ như kế hoạch đề ra.

Theo VnEconomy/VietNamnet

Thông tin doanh nghiệp - sản phẩm