Cuộc "marathon" xử lý nợ xấu: Đừng hứng khởi nhất thời!
(Dân trí) - Việc tiến hành tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó có tái cơ cấu ngân hàng, xử lý nợ xấu, cần phải là nhiệm vụ được duy trì thường xuyên. Phải xác định đây là một cuộc chạy “maraton” chứ không phải là hứng khởi nhất thời.
Tại hội thảo giới thiệu "Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới" của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 5/10 do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương đồng tổ chức, ông Sanjay Kalra, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam cho rằng, việc thực hiện cải cách, trong đó có nợ xấu, ở Việt Nam nên thực hiện như cuộc marathon - lâu dài, từ từ và thận trọng, chứ không phải là hứng khởi nhất thời.
Theo đánh giá của đại diện IMF, ở Việt Nam, khó khăn lớn nhất của khu vực ngân hàng hiện tại là tỷ lệ nợ xấu đã gấp đôi so với đầu năm, do vậy việc giải quyết nợ xấu cần phải là ưu tiên hàng đầu. Còn theo số liệu từ Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước, đến hết 31/3/2012, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã lên tới 8,6%, gấp đôi mức nợ xấu mà các tổ chức tín dụng báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước.
Trên thực tế, nợ xấu cũng chính là trở ngại để các ngại để các ngân hàng cấp tín dụng ra cho nền kinh tế. Các ngân hàng mặc dù dồi dào thanh khoản, có vốn song cũng không dám cho vay hoặc không thể cho vay. Số liệu cung cấp tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 mới đây cho thấy, tính đến 20/9, tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,35% so với cuối năm 2011, thấp hơn nhiều mức mục tiêu 8-10%, mặc dù trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã khuyến khích bằng việc cho phép một số tổ chức tín dụng được tăng trần hạn mức tăng trưởng lên 27 - 30% hồi tháng 8.
Do đó, phía IMF khuyến nghị, nhiệm vụ trước mắt của Việt Nam là cần phải giải quyết triệt để nợ xấu. Hiện tại, IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những thảo luận tích cực với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính về xử lý nợ xấu, trong đó có đánh giá mức độ nợ xấu trầm trọng ở mức nào và nợ xấu đang tập trung nhiều ở khu vực doanh nghiệp nào.
Tình hình nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam tăng liên tục từ cuối năm ngoái.
Nếu phân tích được nội hàm của vấn đề thì mới đưa ra được những phương án phù hợp giải quyết được nợ xấu. Chuyên gia IMF cho rằng, không nên vội vàng trong các quyết định vì khi một nền kinh tế tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát và nợ xấu cao. Tuy nhiên, khi đưa ra các quyết định thì cần minh bạch.
"Chúng ta không nên vội vàng trước mọi quyết định vì khi tăng trưởng có thể nhanh nhưng lạm phát và nợ xấu sẽ luôn là những mối nguy hại rình rập và quay trở lại bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần minh bạch hóa mọi thông tin để mọi người có thể đánh giá được tính hiệu quả" - ông Sanjay Kalra nói.
Trước đó, Tại cuộc họp báo công bố Báo cáo châu Á cập nhật, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cũng đã lưu ý, Chính phủ Việt Nam cần có những điều hành rõ ràng trong quản lý hệ thống ngân hàng, minh bạch thông tin và giám sát việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong hệ thống với nhau.
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ yêu cầu NHNN cần có các biện pháp kịp thời, phù hợp để tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng. Trong năm 2013, khẩn trương xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường...
Tại hội thảo hôm qua, đồng ý với quan điểm của IMF, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS Võ Trí Thành để vượt qua những khó khăn của mình, cần giải quyết cải cách cơ cấu kịp thời, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực ngân hàng và khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Nhắc lại lối ví von của chuyên gia IMF, ông Thành cũng cho rằng, việc tái cấu trúc cần phải xác định là một cuộc chạy marathon chứ không phải cuộc chạy đua 100m.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, để có thêm nguồn lực cũng như chống chọi tốt với các sú sốc bên ngoài, Chính phủ cần thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, duy trì nguồn dự trữ ngoại hối tốt, tạo ra khoảng không chính sách để điều hành kinh tế tốt hơn. Mà muốn như vậy, thời gian tăng trưởng ổn định ít nhất phải từ 6 -7 năm.
Theo đánh giá của đại diện IMF, ở Việt Nam, khó khăn lớn nhất của khu vực ngân hàng hiện tại là tỷ lệ nợ xấu đã gấp đôi so với đầu năm, do vậy việc giải quyết nợ xấu cần phải là ưu tiên hàng đầu. Còn theo số liệu từ Cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước, đến hết 31/3/2012, tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng đã lên tới 8,6%, gấp đôi mức nợ xấu mà các tổ chức tín dụng báo cáo lên Ngân hàng Nhà nước.
Trên thực tế, nợ xấu cũng chính là trở ngại để các ngại để các ngân hàng cấp tín dụng ra cho nền kinh tế. Các ngân hàng mặc dù dồi dào thanh khoản, có vốn song cũng không dám cho vay hoặc không thể cho vay. Số liệu cung cấp tại cuộc Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 mới đây cho thấy, tính đến 20/9, tổng dư nợ tín dụng tăng khoảng 2,35% so với cuối năm 2011, thấp hơn nhiều mức mục tiêu 8-10%, mặc dù trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã khuyến khích bằng việc cho phép một số tổ chức tín dụng được tăng trần hạn mức tăng trưởng lên 27 - 30% hồi tháng 8.
Do đó, phía IMF khuyến nghị, nhiệm vụ trước mắt của Việt Nam là cần phải giải quyết triệt để nợ xấu. Hiện tại, IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) đã có những thảo luận tích cực với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính về xử lý nợ xấu, trong đó có đánh giá mức độ nợ xấu trầm trọng ở mức nào và nợ xấu đang tập trung nhiều ở khu vực doanh nghiệp nào.
Nếu phân tích được nội hàm của vấn đề thì mới đưa ra được những phương án phù hợp giải quyết được nợ xấu. Chuyên gia IMF cho rằng, không nên vội vàng trong các quyết định vì khi một nền kinh tế tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát và nợ xấu cao. Tuy nhiên, khi đưa ra các quyết định thì cần minh bạch.
"Chúng ta không nên vội vàng trước mọi quyết định vì khi tăng trưởng có thể nhanh nhưng lạm phát và nợ xấu sẽ luôn là những mối nguy hại rình rập và quay trở lại bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng cần minh bạch hóa mọi thông tin để mọi người có thể đánh giá được tính hiệu quả" - ông Sanjay Kalra nói.
Trước đó, Tại cuộc họp báo công bố Báo cáo châu Á cập nhật, ông Tomoyuki Kimura, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam cũng đã lưu ý, Chính phủ Việt Nam cần có những điều hành rõ ràng trong quản lý hệ thống ngân hàng, minh bạch thông tin và giám sát việc sở hữu chéo giữa các ngân hàng trong hệ thống với nhau.
Theo Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9, Chính phủ yêu cầu NHNN cần có các biện pháp kịp thời, phù hợp để tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng. Trong năm 2013, khẩn trương xử lý dứt điểm các ngân hàng yếu kém. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu trong toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường...
Tại hội thảo hôm qua, đồng ý với quan điểm của IMF, Phó Viện trưởng viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), TS Võ Trí Thành để vượt qua những khó khăn của mình, cần giải quyết cải cách cơ cấu kịp thời, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực ngân hàng và khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Nhắc lại lối ví von của chuyên gia IMF, ông Thành cũng cho rằng, việc tái cấu trúc cần phải xác định là một cuộc chạy marathon chứ không phải cuộc chạy đua 100m.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, để có thêm nguồn lực cũng như chống chọi tốt với các sú sốc bên ngoài, Chính phủ cần thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt, duy trì nguồn dự trữ ngoại hối tốt, tạo ra khoảng không chính sách để điều hành kinh tế tốt hơn. Mà muốn như vậy, thời gian tăng trưởng ổn định ít nhất phải từ 6 -7 năm.
Bích Diệp