Công nhân chật vật tìm việc cuối năm: Ám ảnh cắt giảm hàng loạt

Cuối năm, nhiều DN khó khăn, cắt giảm hàng loạt đã đẩy hàng trăm NLĐ ra đường, trong khi thị trường lao động cuối năm được dự báo là ảm đạm, DN không có hoặc nhu cầu tuyển dụng mới không cao khiến cho NLĐ mất việc vào dịp cuối năm càng thêm khốn đốn.

Không trông chờ được thưởng tết như mọi năm, tại nhiều DN, CN chỉ mong giữ được việc làm. Tuy nhiên, dựa vào lý do khó khăn về kinh tế, DN cắt giảm hàng loạt đã đẩy hàng trăm CN ra đường, mất việc khi năm hết, tết đến.

 

Đột ngột bị đẩy “ra đường”

 

Đầu tháng 11, khi chuẩn bị vào ca, loa phát thanh của Cty TNHH sản xuất hàng da Latek VN (DN Đài Loan - TQ, KCX Linh Trung I, Q.Thủ Đức, TPHCM) bỗng phát tin thông báo về việc Cty sẽ chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với một số CN.

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

Lý do được lãnh đạo Cty đưa ra là do kinh tế khó khăn, Cty thu hẹp sản xuất nên một số người phải nghỉ việc. Ngay sau đó, các tổ trưởng xuống tận xưởng  đọc tên những CN có trong danh sách, đề nghị các CN này lên làm việc với văn phòng và mang theo tất cả các vật dụng cá nhân của mình.

 

 “Sau đó, chúng tôi được nghe giải thích sơ qua tình hình cắt giảm nhân sự, các CN bị yêu cầu ký vào danh sách nhận trợ cấp mất việc, nhận tờ quyết định thôi việc và bị yêu cầu rời khỏi Cty. Từ nay Cty và các CN này không còn quan hệ gì nữa” - chị Phương - CN Cty - trình bày trong tiếng khóc.

 

Trong vòng một buổi sáng, 158 CN của Cty đã phải “khăn gói” ra đi. Liên tiếp trong nhiều ngày sau đó, CN đã tập trung về Cty để phản đối quyết định đột ngột này.

 

Anh Trung buông xuôi: “Cty nói khó khăn nên cắt giảm, mình làm thuê mà, giờ mình có kiện thì người ta đã không muốn nhận thì cũng chịu. Nhưng chẳng còn biết bám vào đâu nữa nên cứ lên Cty, hy vọng Cty sẽ chi trả những khoản tiền mà chúng tôi đáng được hưởng như lương tháng 13 vì thời điểm chúng tôi bị cho nghỉ việc xem như cũng đã cuối năm”.

 

Công nhân chật vật tìm việc cuối năm: Ám ảnh cắt giảm hàng loạt
NLĐ tìm kiếm cơ hội tại sàn giao dịch việc làm, tuy nhiên nhu cầu tuyển dụng tại các sàn giao dịch việc làm cuối năm không cao.

 

Vừa qua, hơn 100 CN Cty TNHH Theodore Alexander (100% vốn Anh Quốc) - chuyên chế biến các sản phẩm gỗ xuất khẩu, KCX Linh Trung 2, P.Bình Chiểu, Q.Thủ Đức, TPHCM) - cũng ngậm ngùi ra đi vì Cty khó khăn. Anh Tuấn - CN Cty - trình bày: “Trước khi cho hơn 100 CN nghỉ việc, cách đó 1 tháng, phòng nhân sự có gọi lần lượt từng người trong chúng tôi lên để “thỏa thuận” về việc chấm dứt HĐLĐ.

 

Nhiều người muốn ở lại vì sắp tết, nghỉ việc khó khăn sẽ chồng chất, nhưng phòng nhân sự cho biết tình hình Cty khó khăn, không thể làm khác được, Cty cũng sẽ chi trả mọi khoản trợ cấp, hỗ trợ. Đành phải chấp nhận, vậy là cùng lúc, tất cả chúng tôi trở thành người thất nghiệp”.

 

Chật vật tìm việc mới

 

Trở lại trường hợp của 158 CN Cty TNHH sản xuất hàng da Latek, sau 1 tháng nghỉ việc, đến nay đa số vẫn chưa tìm được công việc mới. Chị Đức - CN Cty - trình bày: “Thâm niên làm việc ở Cty 10 năm, cả tuổi xuân, sức khỏe gắn bó với Cty, giờ tuổi đã cao, xin làm CN mới, ai chấp nhận bây giờ. Xin học việc người ta cũng không cho, mà mình cũng không thể nào học lại từ đầu, nhận lương học việc được, vì con cái ai sẽ nuôi đây”.

 

Có mặt tại Sàn giao dịch việc làm lưu động lần 4, được tổ chức tại Q.Thủ Đức sáng ngày 6.10, chị Trần Thị Ngọc - từng làm cho một Cty bánh kẹo ở Q.1 - cho biết: Tháng 11 vừa rồi Cty cắt giảm, chị và một số chị em đành phải ra đi.

 

“Bao năm gắn bó với bánh kẹo, có kinh nghiệm cứ nghĩ cuối năm mặt hàng này cần người, vậy mà hơn 1 tháng qua, mấy chị em gửi đơn xin việc khắp nơi nhưng không nơi nào nhận. Đọc thông tin tuyển dụng tại Sàn giao dịch việc làm, tôi chỉ thấy nhu cầu tuyển 225 lao động phổ thông, chắc tôi sẽ xin làm lao công hay lau dọn, vào dịp cuối năm may chỉ có việc này là người ta cần”.

 

Nhận định về tình hình tìm việc cuối năm của NLĐ, ông Bùi Thanh Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm GTVL các KCX-KCN TPHCM - giải thích: “Từ nay đến Tết Nguyên đán, đơn hàng của các DN không tăng mạnh nên họ không có nhu cầu tuyển thêm nhân công.

 

Hơn nữa cho đến thời điểm này, các DN hạn chế tuyển dụng là do vẫn còn rất nhiều DN rơi vào tình trạng ứ đọng vốn vì hàng tồn kho nhiều. Do vậy, các chủ DN phải lo tìm đầu mối để bán hàng chứ không còn khả năng tuyển dụng LĐ mới hay LĐ thời vụ để sản xuất hàng hóa như những năm trước. Tình trạng tuyển dụng ồ ạt sẽ không diễn ra như mọi năm. NLĐ sẽ khó tìm được việc làm mới nếu nghỉ việc trong thời điểm này”.

 

Theo Lê Tuyết

Lao động

 

VTV được giao vốn như doanh nghiệp Nhà nước