Công nghệ thông tin: chưa từng “thất thế”, không thiếu “đất dụng võ”

(Dân trí) - Trong sự phát triển không ngừng nghỉ của thời đại 4.0, Công nghệ thông tin trở thành ngành mũi nhọn, có vai trò cốt yếu trong sự phát triển bền vững của kinh tế và xã hội.

Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng cùng thế giới, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) được đánh giá là lĩnh vực hội nhập nhanh nhất. Việc hội nhập trong lĩnh vực này mở ra nhiều cơ hội phát triển nhanh chóng cho chúng ta.

Chúng ta đang sống trong thời kỳ của kỷ nguyên kỹ thuật số gắn liền với những đột phá về công nghệ, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò là công nghệ cốt lõi. CNTT không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là động lực quan trọng để giúp các ngành khác phát triển. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi mạnh mẽ trong mọi mặt đời sống - xã hội.

Ngành CNTT Việt Nam đã trở thành một ngành kinh tế chủ lực, đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển bền vững của kinh tế - xã hội. Ngành luôn duy trì tốc độ phát triển khá tốt, tăng trưởng ổn định và liên tiếp đạt được đánh giá cao của các tổ chức lớn trên thế giới. Toàn ngành hiện có khoảng 922 ngàn lao động tại doanh nghiệp, hàng năm có trên 50.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng mới. Ngoài ra còn có lực lượng lao động làm việc tại các đơn vị chuyên trách về CNTT tại các cơ quan nhà nước.

Công nghệ thông tin: chưa từng “thất thế”, không thiếu “đất dụng võ” - 1
Văn phòng tại trụ sở BKHOST Việt Nam tại Hà Nội

Bên cạnh những doanh nghiệp lớn được cộng đồng CNTT thế giới ghi nhận vẫn xuất hiện nhiều startups được đánh giá đầy tiềm năng, có thể tạo đột phá, trong đó có BKHOST Việt Nam… Đơn vị cung cấp những sản phẩm, dịch vụ đa dạng với phương châm tập trung vào kỹ thuật tiên tiến và am hiểu khách hàng. Những lĩnh vực đã làm nên uy tín và định hình thương hiệu BKHOST Việt Nam như:

Mua tên miền

Mua Hosting

Mua VPS

Thuê máy chủ

Email doanh nghiệp

Mua ssl cho website.

Công nghệ thông tin: chưa từng “thất thế”, không thiếu “đất dụng võ” - 2

Hình ảnh dã ngoại thường niên của công ty BKHOST Việt Nam

Công nghiệp CNTT tiếp tục là một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất cả nước, luôn duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức 2 con số trong 5 năm qua. Tính đến cuối năm 2018, tổng số doanh nghiệp CNTT đạt khoảng 40.000 doanh nghiệp (tăng 36,7% so với năm 2017). Tổng doanh thu công nghiệp CNTT đạt gần 103 tỷ USD (tăng 12,43% so với năm 2017 - Hình 2), trong đó công nghiệp phần cứng điện tử đạt 91,5 tỷ USD, phần mềm đạt 4,45 tỷ USD, dịch vụ CNTT đạt 6,18 tỷ USD và nội dung số đạt 825 triệu USD, xuất khẩu trên 89 tỷ USD, đóng góp gần 50.000 tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Công nghệ thông tin: chưa từng “thất thế”, không thiếu “đất dụng võ” - 3
Ông Trịnh Duy Thanh - Giám đốc công ty BKHOST Việt Nam phát biểu tại tọa đàm lĩnh vực Intenet Việt Nam

Khác với một số lĩnh vực khác càng hội nhập càng bị cạnh tranh khốc liệt, CNTT được đánh giá là lĩnh vực càng hội nhập càng tạo đà phát triển vượt bậc.

Thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ CNTT thế giới đã có nhiều bước tiến đáng kể. Năm 2016, Việt Nam đứng đầu về chỉ số kinh tế ứng dụng di động trong 6 nước phát triển khu vực ASEAN. Chỉ số chính phủ điện tử của Việt Nam năm 2016 được Liên hợp quốc xếp hạng thuộc nhóm các nước có chỉ số phát triển cao, đứng thứ 89/193, tăng 10 bậc so với năm 2015.

Theo báo cáo CNTT toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), chỉ số sẵn sàng kết nối của Việt Nam năm 2016 xếp thứ 79/139, tăng 6 bậc. Trong đánh giá này, xếp hạng về đánh giá khả năng tiếp cận các dịch vụ CNTT, Việt Nam được đánh giá rất cao, đứng thứ 3/139. Giá cước dịch vụ Internet băng rộng cố định tại Việt Nam ở mức thấp nhất thế giới.

Thêm vào đó, Việt Nam đã và đang là điểm đến của các công ty đa quốc gia lớn như Samsung, LG, Intel... đây là yếu tố thúc đẩy nhu cầu về nhân lực CNTT. Cùng với đòi hỏi về phát triển các hệ thống giao thông thông minh, thành phố thông minh, an toàn thông tin mạng, yêu cầu đối với chuyển đổi số nhu cầu nhân lực CNTT sẽ tiếp tục tăng.

Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên thế giới. Đây cũng là tiền đề, cơ hội thúc đẩy ngành CNTT phát triển mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội Việt phát triển lên một tầm cao mới.