Công nghệ bơm hóa chất ép mít chín

Để thu hoạch sớm bán giá cao, nhiều chủ hàng bán mít đã sử dụng một số hóa chất nhằm kích thích. Dù mít đang non, nhưng chỉ cần nhỏ vài giọt hóa chất vào trong trái, ngày hôm sau, mít non, vỏ cứng, chưa có mùi thơm đồng loạt thành mít chín “hảo hạng”.

Bơm hóa chất vào mít.
Bơm hóa chất vào mít.
 
Công nghệ “buộc” mít chín

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

 

* Trung Quốc đơn độc

* Vụ máy bay Vietjet Air "đi lạc" do không thực hiện đúng quy trình

* Trung Quốc và tham vọng bành trướng lương thực toàn cầu
* EU thoát suy thoái nhờ mại dâm và ma túy
* Hạ lãi suất tiền gửi: Có nên gửi tiền ngân hàng?
* Bong bóng tín dụng Trung Quốc đe dọa nền kinh tế

Mùa mít ở các tỉnh phía Bắc chưa bắt đầu, thế nhưng trên tuyến đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Thanh Hóa ra Hòa Bình đã có nhiều điểm bán mít. Theo bật mí của giới đi buôn, hiện mít miền Bắc (mít nhà), chưa thể có quả chín. Hầu hết mít chín bán dọc tuyến đường này đều là mít non được bơm thuốc kích thích của Trung Quốc. Để làm rõ thông tin này, chúng tôi quyết định xâm nhập thực tế để tìm hiểu.

Trong vai người đi buôn, tôi đi xe máy cà tàng đến các điểm bán mít để dò mối. Chúng tôi ghé vào một điểm bán mít đoạn qua huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) để hỏi mua. Lúc này, trên quầy hàng bày bán hàng chục trái mít, loại từ 3kg - 10kg. Nhiều lái xe tuyến đường dài, xe ôtô con cũng dừng lại để hỏi mua. Người nắn, người vỗ để nghe tiếng, cũng có người cúi sát vào quả mít để xem có mùi thơm hay không. Chủ hàng là một người đàn ông tên Huy, luôn miệng giới thiệu đây là mít nhà, mít gai và cam kết đảm bảo chất lượng.

Sau một hồi trò chuyện, khi biết chúng tôi có ý định muốn mua số lượng lớn để nhập về các điểm du lịch và Hà Nội, Huy mời chúng tôi vào nhà và gọi vợ ra bán thay. Căn nhà mái bằng được thiết kế theo hình chữ L, khá khang trang. Sau vài chén trà, Huy cho biết, bây giờ là đầu mùa, mít chưa nhiều nên giá cao. Hiện giá bán lẻ là 15.000 đồng/kg, nếu lấy nhiều giá là 12.000 đồng/kg, nếu muốn lấy mít chín, mít xanh, mít có thể xẻ ngay chỉ cần báo trước 2 ngày để chuẩn bị, số lượng bao nhiêu cũng có.

Chúng tôi lắc đầu, cho biết cái khó hiện nay là vận chuyển. Nếu mít chín thì không vận chuyển đi xa và cũng không bảo quản được. Còn lấy mít xanh thì không biết bao giờ chín, bởi kinh nghiệm đi buôn cũng chưa nhiều. Nghe xong, Huy phá lên cười và bảo: “Đúng là anh chưa có kinh nghiệm đi buôn”. Rồi Huy giải thích: Thời nay, không ai chờ cho mít chín mới hái. Nếu cứ chờ chín tự nhiên thì nhà ai cũng có và giá cũng rất rẻ nên phải tác động vào cho nó chín sớm, thời điểm chín cũng theo ý mình.

Thấy tôi đờ người tỏ vẻ chưa hiểu, Huy tiếp: “Tức là phải dùng thuốc kích thích, làm cho mít non thành mít chín. Nếu dùng cách này, muốn mít chín ngày nào cũng được”. Nói rồi Huy dẫn chúng tôi ra sau nhà, nơi có hàng chục quả mít lăn lộn dưới đất. Chỉ vào một quả, Huy hỏi: Ông thử đoán xem, bao nhiêu ngày thì quả này chín. Nhìn quả mít thấy gai dày, nhọn, tôi vỗ vỗ, chỉ nghe tiếng bịch bịch, đoán là mít chưa già nên bảo: “Có nhanh cũng phải 10 ngày hoặc là hơn”. Huy cười ha hả: “Tôi bảo quả đó chỉ 2 ngày là chín”. Tôi lắc đầu: “Ông dựa vào đâu mà nói vậy. Quả này đang non mà”. Huy tiếp: “Đây, dựa vào cái này”. Nói rồi, Huy móc từ dưới gầm giường ra một lọ thuốc nhỏ bằng ngón tay út, màu trắng, toàn bằng tiếng Trung Quốc. Huy cho biết, để mít chín theo tự nhiên phải mất vài ngày ủ nếu là mít già, còn mít non thì chưa biết bao giờ. Nếu bơm hóa chất thì trưa nay bơm, tối mai chín.

Để minh chứng lời mình nói, Huy hướng dẫn: Mỗi quả mít chỉ cần cho vài giọt này thì chỉ 2 ngày sau là chín hết. Khi đã quen, mình muốn lấy mít chín vào ngày nào thì căn liều lượng. Ví dụ, muốn nhanh chín để nguyên lọ nhỏ vài giọt vào, còn muốn lâu hơn thì pha loãng ra. Nói rồi, Huy ngồi xuống làm luôn. Huy lấy dao cắt vỏ lọ thuốc, rồi cắt sâu cuống mít 2-3cm, sau đó nhỏ vài giọt hóa chất vào cuống. Sau đó, Huy lấy nilon bọc kín cuống lại. “Chỉ tối mai là chín, không tin anh có thể đánh dấu, mai lên kiểm tra. Nếu sai tôi chịu mất 1 triệu đồng”, Huy khẳng định.

Huy cũng cho biết, khi nhỏ hóa chất phải cẩn thận, đeo găng tay. Nếu để hóa chất rớt vào tay thì chỉ có cháy tay. Hơn nữa, việc bơm hóa chất vào mít phải đúng liều lượng. Nếu cho nhiều quá, mít chín nhanh có thể bị hư; bơm ít, mít chín không đều sẽ bị đắng và sượng. “Trước đây chưa có thuốc, cứ phải chờ chín mới bán được nên mất giá. Có thời điểm chỉ 2.000 đồng/kg, cả quả mít to như cái thúng cũng chỉ bán được hơn 20.000 đồng. Bây giờ có thuốc làm đỡ tốn công, gọn nhẹ, hơn nữa, chỉ làm đầu mùa nên được giá. Như hiện tại giá bán là 15.000 đồng/kg. Tính ra, mỗi quả mít lên tới cả trăm ngàn đồng, có quả còn hơn.

Cũng theo Huy, loại này còn nhẹ, còn loại nặng hơn, độc hơn rất nhiều nên không dám dùng. Hai loại hóa chất này đều của Trung Quốc, bán tại các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật với giá 2.000 đồng/lọ. Khi mít chín, bản thân Huy và gia đình cũng không dám ăn bởi sợ độc. “Không chỉ nhà tôi, hầu hết các điểm bán mít giờ đây đều dùng loại thuốc này. Chứ giờ đâu đã vào mùa đâu mà mít bán đầy đường như hiện nay. Nếu anh không tin, cứ cầm lấy một lọ về thử cho biết”, Huy nói.

Rời nhà Huy, vẫn trong vai người đi buôn, chúng tôi tiếp tục tìm tới các cửa hàng mít khác và đặt vấn đề tìm mối nhập. Khi biết chúng tôi đi tìm mối thu mua, cùng với cách triển khai ép mít chín như Huy, những chủ hàng khác đều thừa nhận là có sử dụng hóa chất. Chị Trang - một chủ quầy mít tại đường Hồ Chí Minh, đoạn qua huyện Thạch Thành, Thanh Hóa cho biết: “Chúng tôi phải sử dụng hóa chất mới bán được giá, chứ một tháng nữa mít vào mùa, giá rớt thê thảm, đến bán chẳng ai mua thì hỏi lời lãi ở đâu”.

 Loại hóa chất Trung Quốc dùng để ép chín mít.

 Loại hóa chất Trung Quốc dùng để ép chín mít.

 
Mối hiểm nguy cho sức khỏe

Tối hôm đó, chúng tôi tiến hành thử nghiệm đúng như những gì Huy đã hướng dẫn. Chúng tôi lấy một quả mít chưa già, cắt cuống và nhỏ vài giọt hóa chất vào. Quả thật, chỉ sau 2 ngày, quả mít đang non nhưng đã chín. Qua quan sát, chúng tôi thấy vỏ mít cứng, xanh non chứ không chuyển màu nâu, gai mít dày, nhọn, cứng và thân không tỏa ra mùi hương ngào ngạt như mít chín tự nhiên. Tuy nhiên, toàn bộ bên trong các múi đều chín vàng. Mang mẫu thuốc ra các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật hỏi mua, hầu hết đều cho biết loại này được bán với giá chỉ 2.000 đồng/lọ. Họ cũng không biết đó là thuốc gì, chỉ biết là thuốc làm chín trái cây.

Trước đây cũng đã rộ lên thông tin mít được tiêm hóa chất để kích thích chín ép. Bộ NN&PNT đã tiến hành kiểm tra, phát hiện loại thuốc ép chín là ethaphon. Đây là hóa chất điều hòa sinh trưởng thực vật. Trong thực vật, ethephon được chuyển hóa thành ethylen là chất điều hòa sinh trưởng thực vật và thúc chín trái cây. Ethephon thường được sử dụng trên lúa mì, cà phê, thuốc lá, bông và lúa. Kết quả điều tra cũng cho thấy, nhiều người pha loãng ethephon rồi nhúng quả vào dung dịch trên trong 3-4 phút. Vớt quả ra, để ráo rồi ủ sớm. Sau 2-7 ngày, tùy từng loại, quả sẽ chín đồng loạt, mã quả đẹp đồng đều, tỷ lệ quả thối hỏng rất thấp. Tại Việt Nam, ethaphon chưa được phép sử dụng để làm chín trái cây.

Các nghiên cứu khoa học về độc tính của ethephon chỉ ra rằng, chất này gây kích ứng mắt khiến mắt xót, đỏ, tác động trực tiếp lên da gây ăn mòn, sưng tấy và đỏ da. Khi bị ngộ độc ethephon, nạn nhân thấy khát nước, khó nuốt, cảm thấy yếu, ói mửa đôi khi có máu, cảm giác ngứa ngáy ở miệng, cổ họng hay mũi; cảm giác cháy rát da và có thể làm hỏng mắt vĩnh viễn. Đây là chất không có trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng theo quy định của Bộ Y tế.

Bà Nguyễn Thị Nhung - Trưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại và môi trường, Viện Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT cho biết, hầu hết các loại thuốc này được nhập lậu từ Trung Quốc. Hiện Việt Nam không có đơn vị nào được phép sản xuất và không nằm trong danh mục hóa chất được phép sử dụng tại Việt Nam và như thế nó thuộc hóa chất độc hại. Cũng theo bà Nhung, hiện nay nông dân có thể tiêm nhiều loại hóa chất khác nhau thuộc nhóm etilen hoặc metilen, trong đó chủ yếu là chất ethephon để kích thích mít chín nhanh. Tuy nhiên, việc sử dụng hóa chất này rất tùy tiện, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng n

Bằng mắt thường, người tiêu dùng không thể phân biệt được mít nào bị tiêm hóa chất thúc chín ép, mít nào không. Bởi khi chín múi đều có màu vàng. Hơn nữa, việc xác định cũng khó do phải bổ cả quả ra mới có thể nhận biết được. Để phân biệt, người tiêu dùng cần chú ý, mít bị tiêm hóa chất ăn vẫn ngọt nhưng phần ngoài bị sượng. Có quả bị tiêm thuốc quá tay nên chín nhũn, nẫu hết ruột. “Quả mít chín tự nhiên thì thân rất mềm, mắt mít nở ra, gai không nhọn và thưa so với lúc còn xanh, có quả chín quá còn bị nứt, mùi rất thơm. Một quả mít mà gai nhọn, cứng, dày thì không thể có chuyện chín một cách bình thường.
 
Theo Thùy Hương

Hà Nội: Tận mục bến xe khách ngầm trên “đất vàng”